Chuyến đi về các tỉnh miền núi phía Bắc để khảo sát ghi hình về các thực hành nghi lễ shaman đã đem lại nhiều thông tin quý giá. Mục kích chứng kiến thưc hành nghi lễ shaman của người Mông Trắng, nghi lễ then của Thày Tào, thầy Then của người Tày Cao bằng mới thấy tín ngưỡng dân gian của các dân tộc thiểu số còn vô vàn ẩn số.
Chỉ tính riêng bộ pù chinh nêng (xiêng nênh) của thầy Pháp Lý chứ Sùng, bày biện trên bàn thờ với số lượng các vật thiêng và số lượng dải vải đỏ ( tương ứng số lần thày pháp thực hành nghi lễ) đã cho thấy tài năng của Thầy pháp shaman. Đặc biệt bộ chữ hán trên ban thờ cổ nhà thầy Tào Chung ( người Tày - Cao Bằng) cho thấy mối liên hệ sâu đậm giữa các khái niệm: Mẫu - Mú (tôn giáo thờ mẹ) của các dân tộc vùng Đông Nam Á. Nghi lễ tang ma diễn ra hoàng tráng trong ba ngày của một Thày tào, thầy Then với lịch sử gia đình 6 đời làm Then, tào cho thấy thực sự đời sống tâm linh của nhũng cư dân nơi đây cực kỳ nhiều lớp ý nghĩa và tính triết học, tính biểu tượng rất cao. Đây là điều người Việt đã để rơi trong quá trình Hán hóa của mình.