đền thánh Sa Châu

Khảo sát TNTG trên địa bàn tỉnh Nam định

 12:50 02/03/2023

Trên hình ảnh là đền thánh Sa châu là vùng đất cùng dải với quất lâm và Thức Hóa, vùng đất có dân định cư từ tyhế kỷ XVI - XVII. Theo truyền khẩu và các nguòn tư liệu gia phả thì dân cư ở đây phần lớn từ làng Gòi ( Hưng Yên) đến lập ấp.
Cư dân tại đây đón nhận Tin Mừng khoảng năm 1730 do các Thừa sai từ Quất lâm đến phục vụ. Năm 1790 các thừa sai cùng với giáo dân xây dựng nhà thờ và giáo họ Sa Châu được thành lập.

Len Dong 2

Hủ tục hay phong tục không còn phù hợp

 02:09 07/08/2020

• Phong tục tập quán của mỗi tộc người đều hình thành và tồn tại trên nền tảng văn hóa, xã hội và phương thức sản xuất của mỗi tộc người. Nó vừa là tri thức tộc người vừa là những mật mã văn hóa đề truyền đạt lại cho thế hệ sau. cũng có phong tục phù hợp và có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay nhưng chưa chắc đã có ý nghĩa và phát huy tác dụng trong cuộc sống tương lai. Vì thế nhiều phong tục xưa đã không còn phù hợp trong đời sống xã hội hiện đại và cần vận động để các phong tục đó không còn được thực thi trong đời sống. Tuy nhiên nếu cứ khoác cho nó cái định danh "Hủ tục" và gán cho mọi phong tục nhìn bên ngoài có vẻ không còn phù hợp nữa thì cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ.
Hủ = gỗ mục, chữ Hủ có bộ nhục bên cạnh ( có nghĩa là thối nát, rữa) phàm vật gì thối nát đều họi là hủ. Tục là tục lệ. Với cách nhìn khô cứng này, suy luận từ tư duy của chủ thể tự cho mình là cao hơn, văn minh hơn và cũng ít hiểu biết về bản chất của tín ngưỡng tôn giáo hay phong tục của các chủ thể khác mà gán cho các phong tục cũ của họ là Hủ tục. cách nhìn này khi thiết kế chính sách đã gây không ít hệ lụy và góp phần làm biến mất nhiều sắc thái văn hóa tộc người. Talk show về "Hủ tục" góp phần định danh lại cho những sắc thái văn hóa xưa và cũng là tiếng nói của các nhà chuyên môn trong vấn đề nhìn nhận về phong tục tập quán của các tộc người thiểu số ở VN.

NgocMai

TS.Nguyễn Ngọc Mai trả lời phóng vấn của truyền hình nhân dân online trong chuyên mục góc nhìn văn hóa: Văn hóa tín ngưỡng trong đời sống xã hội đương đại

 21:07 05/03/2019

TS.Nguyễn Ngọc Mai trả lời phóng vấn tại trường quay của truyền hình nhân dân trong chuyên mục góc nhìn văn hóa: Văn hóa tín ngưỡng trong đời sống xã hội đương đại

triết lý nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

triết lý nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

 13:12 12/04/2018

Nằm trong dòng chảy của văn hóa thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vua Hùng không chỉ thể hiện chiều kích ứng xử của hiện tại với quá khứ mà còn là một tín ngưỡng, lễ hội bao hàm nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc của một dân tộc nhận thức rõ rệt về nguồn gốc của mình và mong muốn trao truyền lại cho các thế hệ ngàn sau những mật mã văn hóa. Trong bối cảnh các bài viết về lễ hội đền Hùng cho tới nay không hề ít, bài viết này tập trung vào giải mã các khái niệm liên quan đến vua Hùng và hệ thống các giá trị nhân sinh của tín ngưỡng và lễ hội thờ cúng Hùng Vương.
Key word: Hùng Vương; Kinh đô Phong Châu; Thờ cúng vua tổ.
(bài đã đăng trên tạp chí Tuyên giáo số 4/ 2018

nghi lễ đưa vong linh thầy tào lên trời của người Tày (Cao Bằng)

Chuyến đi về các tỉnh miền núi phía Bắc để khảo sát ghi hình về các thực hành nghi lễ shaman

 11:28 23/11/2017

Chuyến đi về các tỉnh miền núi phía Bắc để khảo sát ghi hình về các thực hành nghi lễ shaman đã đem lại nhiều thông tin quý giá. Mục kích chứng kiến thưc hành nghi lễ shaman của người Mông Trắng, nghi lễ then của Thày Tào, thầy Then của người Tày Cao bằng mới thấy tín ngưỡng dân gian của các dân tộc thiểu số còn vô vàn ẩn số.

ban thờ ngũ hổ tại đền mẫu / Tam Đảo

Bàn về khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng

 08:42 23/11/2017

Khái niêm và loại hình tôn giáo, tín ngưỡng với những nội hàm như thế nào vẫn là đề tài gây tranh luận ở việt nam và hiện chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, giới quản lý. Trong bối cảnh nhà nghiên cứu chịu sự chi phối từ các khái niệm quan phương, bài viết này tập trung vào lược thuật các khái niệm, quan niệm của các nhà nghiên cứu tôn giáo tây - ta, ngõ hầu làm rõ thêm nội hàm các khái niệm.

lễ tiên đưa linh hồn thầy Tào lên trời của người Tày Cao Bằng

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống xã hội ở việt nam hiện nay

 21:04 12/11/2017

Bài viết đã đăng trong tạp chí Tuyên giáo số 10/2017.
Với chức năng cơ bản là điểm tựa tinh thần cho con người khi gặp những vấn đề bế tắc trong cuộc sống; là hạt nhân của văn hóa làng/cộng đồng, tín ngưỡng dân gian nói chung, thực hành tín ngưỡng dân gian nói riêng vẫn phát huy những tác dụng nhất định của nó với cá nhân và cộng đồng trong xã hội hiện nay.

khảo sát hoạt động tôn giáo trong gia đình ở Quảng Nam - Thăm tượng đài mẹ Thứ

Du lịch tín ngưỡng tâm linh ở Việt Nam: Khía cạnh kinh tế - xã hội

 20:47 12/11/2017

- Trong bối cảnh văn hóa tâm linh, tôn giáo phục hồi mạnh mẽ ở việt nam trong những năm gần đây thì vấn đề du lịch tâm linh cũng đang là khuynh hướng khá phổ biến trong cộng đồng các tín đồ nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung. Du lịch tâm linh đã góp phần làm khởi sắc thêm các khía cạnh của kinh tế du lịch, giải quyết công việc làm cho nhiều lực lượng lao động nhàn rỗi, tìm ra lối thoát cho kinh tế địa phương, khởi sắc và phục hồi nhiều khía cạnh văn hóa, tín ngưỡng dân gian… nhưng du lịch tâm linh cũng đang kéo theo khá nhiều vấn đề hệ lụy như kinh doanh di tích, tranh chấp giữa các chủ thể quản lý, môi trường văn hóa của di tích bị biến dạng cũng như tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong thực hành tôn giáo tín ngưỡng. Bài viết này tập trung vào tìm hiểu thực trạng du lịch tâm linh ở Việt Nam, những cứ liệu hệ lụy mà hình thức du lịch này đã và đang đem lại trong xã hội VN ngõ hầu tìm ra những nguyên nhân và giải pháp thích hợp.

Một buổi hầu đồng

Nghiên cứu tôn giáo truyền thống ở Việt Nam những thành tựu và thách thức

 23:02 02/01/2017

1. Khái niệm về TGTT và những tranh luận
Tôn giáo truyền thống là khái niệm mà Viện nghiên cứu tôn giáo đưa ra trong những năm trở lại đây để chỉ một loại hình tôn giáo vẫn thường được gọi bằng khái niệm tín ngưỡng/ tín ngưỡng dân gian. Trên thực tế thì loại hình tôn giáo này cũng đã được giới học thuật thế giới gọi bằng nhiều khái niệm khác nhau tùy theo cách tiếp cận khác nhau với loại hình tôn giáo này mà nó được gọi là ‘tôn giáo sơ khai’ (Tocarep); “Tôn giáo nguyên thủy”(Unixôn Uônlixơ); Đa thần luận (Vônnay, 1971 , Oguytsto Conto 1910 ) hay “tôn giáo trình độ thấp” (Tomaxow A helixow (1940); “tôn giáo tự nhiên” (Tile) hoặc “Đa thần giáo”…

Hình ảnh hoạt động Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ

Những giá trị cơ bản trong thực hành tín ngưỡng tam phủ của người Việt

 22:55 02/01/2017

Trong hầu hết các loại hình tôn giáo tín ngưỡng truyền thống ở việt nam thì có lẽ thờ thần, thánh là một loại hình tiêu biểu nhất. Tiêu biểu không chỉ bởi bề dày trong lịch sử của nó mà còn là loại hình tâm linh chiếm thị phần số đông trong dân chúng Việt Nam.

Nghệ nhân dân gian Ngô Thị Ngọc Bông hầu giá Bà hỏa phong Thần nữ - Ảnh: Nguyễn Á

Đừng nghĩ hầu đồng nhiều là được thăng quan tiến chức

 00:07 14/10/2016

Nghi thức hầu đồng là một loại hình được VN gửi hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Ngọc Mai, trưởng phòng nghiên cứu Tôn giáo & tín ngưỡng truyền thống (Viện nghiên cứu Tôn giáo).

du hoc trung han o New Zealand

vịnh Hobsonville và khu du lịch mới đưa vào khai thác được 5 năm của thành phố Auckland

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay877
  • Tháng hiện tại19,644
  • Tổng lượt truy cập6,904,601
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây