Sấu đá chầu về đền Hạ ( Minh Quang - Ba Vì) nơi thờ Tản viên sơn thánh
ở các cơ sở tôn giáo của VN có rất nhiều linh vật. Nhưng con linh vật kỳ lạ này chưa biết đặt tên là gì, vì từ hình thù đến tạo tác mỹ thuật rất độc đáo và lạ lẫm.
cho đến nay vẫn còn nhiều miếu, đền, chùa dọc khu vực triền sông Đáy, nằm trên địa phận các huyện Quốc Oai, Hoài Đức thờ bà chúa nghề tằm tang. Mặc dù người dân nơi đây đều không còn giữ được nghề, nhưng ký ức về lễ hạ điền tang vẫn được một số cụ già còn nhớ. Chỉ tiếc rằng bà chúa là ai, thân thế, sự nghiệp thế nào cho đến nay vẫn là câu hỏi ngỏ chưa có lời giải đáp.
Tượng thờ tuyên phi Đặng Thị Huệ trước cửa hang Thánh Hóa trên núi Sài sơn - Quốc Oai - Hà Nội
Mặc dù đã viết bài về Tuyên phi Đặng Thị Huệ, với mong muốn bày tỏ quan điểm của cá nhân về người phụ nữ còn đầy oan khốc này và có nhã ý đi tìm dấu tích về người phụ nữ xinh đẹp nhưng mệnh yểu này nhiều lần trong dân gian nhưng vẫn không thấy. Thật may mắn khi trên đường đi tìm dấu tích của bà chúa Tây Năng , tôi lại thấy tượng bà chúa Chè được tạc bằng đá xanh thờ phụng ngay tại cửa hang thánh hóa chùa Thầy. Tại đây dân gian vẫn gọi nàng với cái tên thân thương là Bà Chúa Chè ( tương truyền khi còn sống người đẹp phủ chúa rất thích dùng trà xanh - món nước uống dân gian). Nhưng vẫn chưa rõ tại sao nàng lại được thờ trên cửa hang Thánh hóa chứ lại không phải ở quê hương Kinh Bắc, hay trong xứ Thanh nơi có lăng tẩm của chúa Trịnh Sâm chồng nàng. Phải chăng người dân Sài Sơn có ân nghĩa gì đây với bà chúa chè. Hỏi nhanh qua mấy người thuyết minh thì được biết đương thời khi nàng còn sống, chính Tuyên Phi đã cúng dường khá nhiều tiền bạc để giúp nhân dân làng Sài sơn trùng tu tôn tạo chùa Thầy. Vì lẽ đó dân làng nhớ ơn và tạc tượng nàng để thờ.
Tượng không to lớn, khiêm nhường nhỏ bé nhưng quả thực là được bàn tay nghệ nhân chăm chút tới từng chi tiết. Vẫn nét mặt xinh đẹp đài các, bàn tay búp măng vòng phía trước, nếp xiêm y chảy dài mềm mại cho thấy dáng vẻ quý phải của một người phụ nữ từng một thời làm khuynh đảo phủ chúa, bên cạnh khuôn mặt còn được khắc mấy hàng chữ nho. Điều rất thù vị ở chỗ là tượng Tuyên Phi lại đặt ngang cùng tượng bà chúa Mường bằng đá trắng. Hai bà chúa, một Việt, một Mường. Không biết dân gian vô tình hay hữu ý mà làm thành cặp Việt - Mường ngay tại cửa hang Thánh Hóa.
Bên những thùng hàng nghĩa tình, đoàn thiện nguyện của Trung tâm nghiên cứu văn hóa cổ phương Đông chuẩn bị thiện nguyện tại xã Cô Ngân - Hạ Lang - Cao Bằng
những ngày điền dã vất vả tại Hà Giang cho mình nhiều trải nghiệm.
Bàn thờ trong nhà thầy pháp shaman của người Mông Trắng có nhiều điểm rất đặc biệt. Ngoài bát hương thông thường còn có những vật dụng thiêng như bộ Xiêng nênh, cồng, cặp âm - dương còn là những cuộn sợi vải đỏ.
Gặp lại cố nhân!
Giữa thung lũng đại ngàn
Chiều Mai Châu tím ngát
Gặp lại người xưa
Xiết vội bờ vai tóc rối
Thảng mấy câu ân tình
Người đi... tôi ở lại
Giữa ngã ba đường
Nước mắt tràn
Trong nắng quái chiều hôm !
N.M
Chuyến đi về các tỉnh miền núi phía Bắc để khảo sát ghi hình về các thực hành nghi lễ shaman đã đem lại nhiều thông tin quý giá. Mục kích chứng kiến thưc hành nghi lễ shaman của người Mông Trắng, nghi lễ then của Thày Tào, thầy Then của người Tày Cao bằng mới thấy tín ngưỡng dân gian của các dân tộc thiểu số còn vô vàn ẩn số.
chuyến điền dã tại một cơ sở đạo giáo ở Hải Dương cho thấy xu hướng phục hồi các loại hình tôn giáo dân gian đang rất mạnh mẽ. thậm chí thu hút cả một PGS triết học về làm môn đệ của đạo giáo. Nhưng khi bước vào thần điện tại đây thì đúng thật là một hỗn độn các thần, triết gia, anh hùng dân tộc...
Đình Hoàng sơn theo các cụ cho biết có từ thời tiền cổ, đình thờ tiền Thần, hậu phật. Đây là nơi thờ ngũ vị đại vương gồm: Phạm Tu, Khổng thành, Đông Hải, Bắc Hải, Nam Hải
vịnh Hobsonville và khu du lịch mới đưa vào khai thác được 5 năm của thành phố Auckland