Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung

Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung

  •   05/06/2024 04:53:02 AM
  •   Đã xem: 232
  •   Phản hồi: 0

Đây là bài viết về phủ bóng với cách tiếp cận tôn giáo học nhằm làm sáng tỏ vai trò và vị trí của phủ bóng trong tâm thức dân gian Kẻ Giày nói riêng và tâm thức tôn giáo nói chung. Bài đã đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo.

nhà thờ giáo xứ An Đạo   Hải An   Hải Hậu

nguồn lực tín ngưỡng, tôn giáo ở Nam định

  •   05/06/2024 04:37:02 AM
  •   Đã xem: 235
  •   Phản hồi: 0

là một địa bàn với trữ lượng các cơ sở TNTG dày đặc nhưng Nam Định chưa bao giờ chú ý đến khía cạnh tận dụng nguồn lực TNTG để phát triển KT-XH. Bài viết dưới đây dựa trên cuộc khảo sát kéo dài 2 tháng của nhóm nghiên cứu về TNTG ở Nam định và tập trung vào các nội dung nguồn lực TNTG là gì, hiểu như thế nào về giá trị của TNTG với tư cách là nguồn lực để thúc đẩy phát triển kt- xh. đồng thời cũng chỉ ra vai trò của quản lý nhà nước trong việc phát huy nguồn lực TNTG.

ANH MAU

THỜ MẪU LIỄU Ở VIỆT NAM - NHỮNG GIÁ TRỊ KHÁC BIỆT

  •   01/08/2023 07:56:04 AM
  •   Đã xem: 1015
  •   Phản hồi: 0

Viết về thờ Nữ thần nói chung, về thờ mẫu ở VN nói riêng đã có khá nhiều các nghiên cứu được thực hiện dưới các dạng khác nhau như lược sử thần tích và bình luận (Đặng Văn Lung); Nghiên cứu mô tả dân tộc học có Bùi Văn Tam (2016); So sánh khái quát và nâng lên thành lý luận (Ngô Đức Thịnh 2014); Nghiên cứu ca từ nghi lễ (Barly Norton 2010 ); Nghiên cứu phân tích dưới góc độ nhân học, tâm lý học tôn giáo và tâm lý bệnh học (Nguyễn Ngọc Mai 2013), Nguyễn Thị Hiền (2011)…Ngoài ra còn rất nhiều các bài viết đơn lẻ tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau của hình thức tôn giáo dân gian này (cả phương diện điện thần, ca từ, trang phục, bản hội….). Từ đó cho thấy đây là một loại hình tôn giáo dân gian rất đặc biệt. Đặc biệt cả phương diện thần tích và nghi lễ, nhưng làm nổi rõ giá trị khác biệt của nó thì gần như chưa có một tổng kết riêng biệt nào. Bài viết này tập trung vào tìm hiểu những giai thoại, thần tích, câu chuyện lưu truyền trong các tài liệu đã có về nhân vật thần Mẫu Liễu Hạnh. Kết hợp với cách thức thờ phụng, niềm tin của tín đồ vào Thánh mẫu; phương thức thực hành nghi lễ và những giá trị thặng dư mà thông qua việc thờ cúng, tham gia bản hội thực hành nghi lễ thờ Mẫu các cá nhân, cộng đồng có được. Từ những cứ liệu này bài viết chắt lọc và làm nổi lên những giá trị khác biệt của hiện tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh, thông qua đó góp phần lý giải sức sống mãnh liệt của hiện tượng thờ Mẫu ở VN.

IMG 0006

Định vị tọa độ Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung

  •   02/03/2023 11:59:00 AM
  •   Đã xem: 1008
  •   Phản hồi: 0

Trong tương quan với hai địa danh phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát (trong quần thể khu đền phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy – Nam Định), Phủ Bóng không thuộc quê cha (thôn Tiên Hương) hay quê mẹ (thôn Vân Cát) của nữ thần Liễu Hạnh, vì thế không ít người, thậm chí các thanh đồng, đạo quan đánh giá thấp vai trò của nó. Bài viết sẽ tập trung lý giải về các lớp tôn giáo dân gian của Phủ Bóng, lịch sử phát triển của nó và chỉ rõ vai trò của nó trong hành trình sáng tạo thần linh trong tôn giáo dân gian của người Việt.

IMG 1382

Hội thảo quốc tế về nguồn lực tôn giaó

  •   17/01/2022 06:07:00 AM
  •   Đã xem: 2723
  •   Phản hồi: 0

Hội thảo quốc tế về "nguồn lực tôn giáo, kinh nghiệm quốc tế cho việt nam" là lần thức hai giới khoa học xã hội lên tiếng để cho cộng đồng và giứoi chức thấy được rằng tôn giáo không phải chỉ là " hình thái ý thức xã hội" ; là thực thể xã hội mà tôn giáo với những vị trí và chức năng đặc biệt của mình còn có thể là một nguồn lực to lớn giúp ích cho sự nghiệp thiết lập một cộng đồng xã hội ổn định, nhân văn và xây dựng đất nước phồn thịnh. Cùng với một vài bài viết khác, bài viết "Nguồn lực Tôn giáo ở Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra" của TS nguyễn Ngọc Mai cũng cho thấy trước hết cần hiểu thế nào là nguồn lực tôn giáo và sử dụng nguồn lực tôn giáo trên những phương diện nào và vấn đề đã và đang đặt ra ở Việt Nam là gì. Bài viết đã được báo cáo tại hội thảo quốc tế tổ chức vào tháng 12/2021 và in trong kỷ yếu hội thảo. Xin trân trọng giới thiệu tại đây để những ai quan tâm tham khảo.

chup anh vói cán bộ xã ở cô ngân

sứ mệnh lịch sử của Bửu Sơn Kỳ Hương và các tôn giáo nội sinh Nam bộ

  •   03/07/2021 05:39:00 AM
  •   Đã xem: 3132
  •   Phản hồi: 0

Thuật ngữ tôn giáo nội sinh Nam bộ cho đến nay không còn xa lạ với bất kỳ nhà nghiên cứu tôn giáo nào ở Việt Nam. Khái niệm nhằm chỉ các tôn giáo được sản sinh bởi các ông Đạo khu vực đồng bằng sông cưu Long thời gian cuối XVIII – đầu XIX. Bao gồm: Bửu sơn Kỳ hương gắn với người sáng lập là Đoàn Văn Huyên , Tứ ân Hiếu nghĩa gắn với nhân vật Ngô Lợi, Hòa Hảo gắn với Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn gắn với nhân vật Nguyễn Văn An…cho đến nay mặc dù vẫn tồn tại như những chi phái tôn giáo độc lập.Tuy nhiên, qua khảo sát về lịch sử phát triển, quá trình hoạt động, tôn chỉ mục đích đặc biệt là phương châm hành đạo và những đóng góp cho vùng văn hóa Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung cho thấy các tôn giáo này có rất nhiều điểm tương đồng. Một trong những điểm chung đó mà chúng tôi đề cập ở đây chính là sứ mệnh của nó thời kỳ khởi thủy. Bài viết đã được đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 10/2020.

Thầy Then trong nghi lễ Then ( Tày /Cao Bằng)

Sinh hoạt tôn giáo của người Việt và các tộc người thiểu số ở VN những đặc trưng cơ bản

  •   19/01/2019 04:46:45 AM
  •   Đã xem: 3799
  •   Phản hồi: 0

Cũng như các sinh hoạt tôn giáo của người Việt ở các tộc người Thiểu số luôn có sự xuất hiện của các nhân vật trung gian làm chủ lễ; Mặc dù cũng mang nhiều tính chất của hồn linh luận nhưng các sinh hoạt tôn giáo ở các tộc người thiểu số vẫn mang nhiều nét đặc trưng khác với người Việt, thể hiện ở biểu tượng tôn giáo, các hoạt động lễ nghi tôn giáo và hàm lượng tri thức tộc người.

tiếp biến văn hóa VN trong bối cảnh hội nhập

tiếp biến văn hóa VN trong bối cảnh hội nhập

  •   19/01/2019 03:56:42 AM
  •   Đã xem: 9557
  •   Phản hồi: 0

Tiếp biến văn hóa là kết quả mang tính tất yếu khi tham gia vào quá trình giao lưu, hội nhập của hầu hết các nước trên thế giới. Vn cũng không nằm ngoài quy luật. Trong quá trình đó, như một lẽ tất nhiên, bên cạnh những mặt tích cực " được rất nhiều" là những mặt trái " mất không ít". Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao bản lĩnh văn hóa và "bộ lọc", nhằm phát huy tối nhất sự bồi đắp, làm giàu văn hóa dân tộc và khắc chế tối đa những hệ lụy tiêu cực.

Giá quan Triệu Tường

thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ

  •   19/05/2018 09:24:02 AM
  •   Đã xem: 3188
  •   Phản hồi: 0

Khái niệm Tam phủ và Tứ phủ cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ. Bài viết sẽ làm tường minh sự hội nhập giữa tam tòa thánh Mẫu và Tam phủ để làm thành tứ phủ công đồng như vẫn thấy ngày nay.
Bài viết đã đăng trên tạp chí Tia sáng, số 04 ngày 20/2/2017.

triết lý nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

triết lý nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

  •   12/04/2018 01:12:57 PM
  •   Đã xem: 2802
  •   Phản hồi: 0

Nằm trong dòng chảy của văn hóa thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vua Hùng không chỉ thể hiện chiều kích ứng xử của hiện tại với quá khứ mà còn là một tín ngưỡng, lễ hội bao hàm nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc của một dân tộc nhận thức rõ rệt về nguồn gốc của mình và mong muốn trao truyền lại cho các thế hệ ngàn sau những mật mã văn hóa. Trong bối cảnh các bài viết về lễ hội đền Hùng cho tới nay không hề ít, bài viết này tập trung vào giải mã các khái niệm liên quan đến vua Hùng và hệ thống các giá trị nhân sinh của tín ngưỡng và lễ hội thờ cúng Hùng Vương.
Key word: Hùng Vương; Kinh đô Phong Châu; Thờ cúng vua tổ.
(bài đã đăng trên tạp chí Tuyên giáo số 4/ 2018

pho tượng bằng đá xanh tạc Tuyên Phi Đặng Thị Huệ

Tuyên phi Đặng Thị Huệ - người đẹp chịu nhiều hàm oan

  •   27/03/2018 12:47:00 PM
  •   Đã xem: 5647
  •   Phản hồi: 0

Tượng thờ tuyên phi Đặng Thị Huệ trước cửa hang Thánh Hóa trên núi Sài sơn - Quốc Oai - Hà Nội
Mặc dù đã viết bài về Tuyên phi Đặng Thị Huệ, với mong muốn bày tỏ quan điểm của cá nhân về người phụ nữ còn đầy oan khốc này và có nhã ý đi tìm dấu tích về người phụ nữ xinh đẹp nhưng mệnh yểu này nhiều lần trong dân gian nhưng vẫn không thấy. Thật may mắn khi trên đường đi tìm dấu tích của bà chúa Tây Năng , tôi lại thấy tượng bà chúa Chè được tạc bằng đá xanh thờ phụng ngay tại cửa hang thánh hóa chùa Thầy. Tại đây dân gian vẫn gọi nàng với cái tên thân thương là Bà Chúa Chè ( tương truyền khi còn sống người đẹp phủ chúa rất thích dùng trà xanh - món nước uống dân gian).  Nhưng vẫn chưa rõ tại sao nàng lại được thờ trên cửa hang Thánh hóa chứ lại không phải ở quê hương Kinh Bắc, hay trong xứ Thanh nơi có lăng tẩm của chúa Trịnh Sâm chồng nàng. Phải chăng người dân Sài Sơn có ân nghĩa gì đây với bà chúa chè. Hỏi nhanh qua mấy người thuyết minh thì được biết đương thời khi nàng còn sống, chính Tuyên Phi đã cúng dường khá nhiều tiền bạc để giúp nhân dân làng Sài sơn trùng tu tôn tạo chùa Thầy. Vì lẽ đó dân làng nhớ ơn và tạc tượng nàng để thờ.
Tượng không to lớn, khiêm nhường nhỏ bé nhưng quả thực là được bàn tay nghệ nhân chăm chút tới từng chi tiết. Vẫn nét mặt xinh đẹp đài các, bàn tay búp măng vòng phía trước, nếp xiêm y chảy dài mềm mại cho thấy dáng vẻ quý phải của một người phụ nữ từng một thời làm khuynh đảo phủ chúa, bên cạnh khuôn mặt còn được khắc mấy hàng chữ nho. Điều rất thù vị ở chỗ là tượng Tuyên Phi lại đặt ngang cùng tượng bà chúa Mường bằng đá trắng. Hai bà chúa, một Việt, một Mường. Không biết  dân gian vô tình hay hữu ý mà làm thành cặp Việt - Mường ngay tại cửa hang Thánh Hóa.

International Mountain Culture Conference

The phenomenon of Mountain God Worship and Vietnamese atitudes

  •   12/03/2018 02:40:47 PM
  •   Đã xem: 2275
  •   Phản hồi: 0

International Mountain Culture Conference

Performances in ritual practice

Len đông ritual: History and value

  •   12/03/2018 02:27:11 PM
  •   Đã xem: 2578
  •   Phản hồi: 0

Book Summary: Len đông History and value

các em nhỏ Hmông Trắng ở Đồng văn - Hà Giang đi củi

Thực trạng và nguyên nhân biến đổi tôn giáo ở người Hmông ở miền núi phía Bắc VN

  •   27/01/2018 08:33:30 AM
  •   Đã xem: 5814
  •   Phản hồi: 0

Biến đổi tôn giáo là hiện tượng từng xảy ra trong lịch sử, nhưng biến đổi tuyệt đối về niềm tin và thực hành tôn giáo (cải đạo) ở người Hmông khu vực miền núi phía bắc VN là thực tế cần nhiều tìm hiểu và lý giải.


Các tin khác

Len đông ritual: History and value

Chapter 1 Part 1: Lên đồng (spirit possession) ritual: history and development   Chapter 1: Len đong in the Northern Delta of Vietnam: history and development In this chapter, the author proposes and analyzes basic concepts involving ritual practices of Lên đồng (spirit possession)...

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay945
  • Tháng hiện tại19,712
  • Tổng lượt truy cập6,904,669
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây