04:37 05/06/2024
là một địa bàn với trữ lượng các cơ sở TNTG dày đặc nhưng Nam Định chưa bao giờ chú ý đến khía cạnh tận dụng nguồn lực TNTG để phát triển KT-XH. Bài viết dưới đây dựa trên cuộc khảo sát kéo dài 2 tháng của nhóm nghiên cứu về TNTG ở Nam định và tập trung vào các nội dung nguồn lực TNTG là gì, hiểu như thế nào về giá trị của TNTG với tư cách là nguồn lực để thúc đẩy phát triển kt- xh. đồng thời cũng chỉ ra vai trò của quản lý nhà nước trong việc phát huy nguồn lực TNTG.
14:48 03/08/2023
cuốn sách gồm 130 trang chia thành hai phần chính văn và phụ lục. Phần chính văn gồm ba mục lớn: I Vài nét khái quát về địa văn hóa quận Tây Hồ và vùng văn hóa Hồ Tây - Sông Hồng; phần II Di tích đền Cô Bơ Bến Bạc. cũng là nội dung chính của cuốn sách. Phần III: Dền cô Bơ Bến Bạc trong chiến lược phát triển du lịch tâm linh sông Hồng.
Cuối cùng phần phụ lục là các ảnh, tài liệu Hán văn phản ảnh, có liên quan đến Bên Bạc, Đền cô Bơ Bến Bạc.
12:07 02/03/2023
Bài viết cố gắng làm rõ nội hàm khái niệm tâm linh và văn hóa tâm linh của người VN. cung cấp các khái niệm nhà tâm linh, sự xuất hiện tâm linh.
Bài viết đã in trong kỷ yếu hội thảo " Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa tâm linh: thưucj trạng những vấn đề dặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới" tháng 7/2022 tại Hn và tháng 2/ 2023 tại TP HCM.
11:59 02/03/2023
Trong tương quan với hai địa danh phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát (trong quần thể khu đền phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy – Nam Định), Phủ Bóng không thuộc quê cha (thôn Tiên Hương) hay quê mẹ (thôn Vân Cát) của nữ thần Liễu Hạnh, vì thế không ít người, thậm chí các thanh đồng, đạo quan đánh giá thấp vai trò của nó. Bài viết sẽ tập trung lý giải về các lớp tôn giáo dân gian của Phủ Bóng, lịch sử phát triển của nó và chỉ rõ vai trò của nó trong hành trình sáng tạo thần linh trong tôn giáo dân gian của người Việt.
05:38 17/01/2022
Sinh trưởng và phát triển trên núi cao của Yên Bái, cây chè xanh được người dân địa phương trồng, thu hái và chế biến theo phương thức cổ truyền để cho ra sản phẩm chè Bát Tiên độc đáo. Nước trà khi pha có màu xanh trong vắt của núi rừng và mùi thơm thảo mộc tinh khiết. Nhấp một ngụm cho ta cảm giác được nếm dư vị của trời đất và để lại vị ngọt thanh rất lâu trong khoang miệng!
14:57 25/09/2021
Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ do nhóm nghiên cứu tôn giáo dân gian thực hiên trong 2 năm 2017 - 2018. Công trình đi sâu vào trình bày thực trạng biến đổi của TGDG và những ảnh hưởng của nó đối với phát triển bền vững ở VN.
05:39 03/07/2021
Thuật ngữ tôn giáo nội sinh Nam bộ cho đến nay không còn xa lạ với bất kỳ nhà nghiên cứu tôn giáo nào ở Việt Nam. Khái niệm nhằm chỉ các tôn giáo được sản sinh bởi các ông Đạo khu vực đồng bằng sông cưu Long thời gian cuối XVIII – đầu XIX. Bao gồm: Bửu sơn Kỳ hương gắn với người sáng lập là Đoàn Văn Huyên , Tứ ân Hiếu nghĩa gắn với nhân vật Ngô Lợi, Hòa Hảo gắn với Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn gắn với nhân vật Nguyễn Văn An…cho đến nay mặc dù vẫn tồn tại như những chi phái tôn giáo độc lập.Tuy nhiên, qua khảo sát về lịch sử phát triển, quá trình hoạt động, tôn chỉ mục đích đặc biệt là phương châm hành đạo và những đóng góp cho vùng văn hóa Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung cho thấy các tôn giáo này có rất nhiều điểm tương đồng. Một trong những điểm chung đó mà chúng tôi đề cập ở đây chính là sứ mệnh của nó thời kỳ khởi thủy. Bài viết đã được đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 10/2020.
10:36 23/11/2017
Hội thảo khoa học quốc tế: tôn giáo, Kinh tế và cộng đông ASEAN đã cho thấy tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức hệ, thưc thể xã hội mà còn là một nguồn lực to lớn về kinh tế. Các tham luận khoa học cũng cho thấy ở quốc gia nào có tự do tôn giáo thì ở đó huy động được nhiều nguồn lực tôn giáo nhất cho phát triển kinh tế, xã hội và phát triển con người.
02:00 03/01/2017
Trong những tuyên bố về phát triển con người của UNESCO là “ của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Con người vừa là mục tiêu, nhưng cũng là động lực của sự phát triển, vì thế trong một ngành/ nền sản xuất thì yếu tố nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng và trong một quốc gia thì yếu tố con người cũng là khâu then chốt.
22:58 02/01/2017
Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, nhưng “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” . ở một phương diện khác con người cũng là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Điều này cho thấy để nhận diện về con người ở bất cứ vùng, miền và quốc gia nào thì cần phải xem xét tới các yếu tố tự nhiên, xã hội và lịch sử phát triển tộc người đó, từ đó mới có thể nhận diện được đúng và chính xác nhân cách của anh ta.
22:31 16/08/2016
Cùng với việc hưởng ứng phát động của UNESCO về thập kỷ văn hoá, công cuộc đổi mới của Đảng sau 1986 đã mở ra luồng gió mới cho phát triển kinh tế xã hội và một bước ngoặt mới trong nhận thức về văn hoá và các giá trị của văn hoá trong phát triển xã hội. Quan điểm này đã được thể hiện trong nghị quyết các kỳ đại hội VI – VII - VIII, văn hoá trở thành nội lực phát triển KT- XH, thành mục tiêu trong phát triển đa ngành trong đó có ngành văn hoá. Ba mươi năm đã qua cũng là ba mươi năm Chính quyền và nhân dân Hà Nội triển khai tinh thần nghị quyết hội nghị TW 4 khoá VII (1993) cho đến nay thực sự cho thấy văn hoá là nguyên nhân, là động lực là mục tiêu của sự phát triển
Danh sách các công trình khoa học đã công bố của TS Nguyễn Ngọc Mai Nguyễn Ngọc Mai (1998), Đi tìm nơi chôn cất Trần Hưng Đạo, Tạp chí xưa & Nay số tháng 8. Nguyễn Ngọc Mai (2001), Bước đầu tìm hiểu trang phục trong tín ngưỡng thờ mẫu, tạp chí VHNT số 6. Nguyễn Ngọc Mai (2000),...