các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo cùng giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh THát

hội thảo khoa học: Vai trò của chùa Thưa trong hệ thống chùa thờ quốc sư Từ Đạo Hạnh

 22:15 27/09/2023

sau 3 tháng triển khai từ điền dã cơ sở khắp các quận nội thành liên quan đến Thánh Láng; tổ chức sưu tầm và dịch thuật tài liệu liên quan. Có sự hỗ trợ của Thầy Thích tâm hiệp về tư liệu và đặc biệt sự hỗ trợ vô điều kiện của Đại Đức Thích Quảng Nghĩa và các Tự viện. Hội thảo " Vai trò của chùa Thưa trong hệ thống chùa thờ quốc sư Từ Đạo Hạnh" đã thành công trên mong đợi.
Đặc biệt hội thảo thu hút được Thiền sư, nhà nghiên cứu Phật học tiếng tăm Lê Mạnh Thát và nhiều Tu sĩ, các chuyên gia hàng đầu tham gia viết bài. CHùa Thưa mặc dù còn tồn tại rất khiêm tốn trong khu cơ quan của viện khoa học công nghệ giao thống số 1252 đường Láng, nhưng sau hội thảo này vị thế và tầm vóc của nó cùng Từ Nương ( vị thần chủ tại đây) đã vượt thời gian hàng chục thế kỷ để khẳng định vị thế của nó trong hệ thống chùa liên quan đến quốc sư Từ Đạo Hạnh.
Hội thảo đã được ba cơ quan truyền thông đưa tin là đài truyền hình Hà Nội, VTC 6 và Phật sự online. Toàn bộ kết quả của Hội thảo đã được tổng luận lại và đăng ở dưới đây.

chup anh vói cán bộ xã ở cô ngân

sứ mệnh lịch sử của Bửu Sơn Kỳ Hương và các tôn giáo nội sinh Nam bộ

 16:39 03/07/2021

Thuật ngữ tôn giáo nội sinh Nam bộ cho đến nay không còn xa lạ với bất kỳ nhà nghiên cứu tôn giáo nào ở Việt Nam. Khái niệm nhằm chỉ các tôn giáo được sản sinh bởi các ông Đạo khu vực đồng bằng sông cưu Long thời gian cuối XVIII – đầu XIX. Bao gồm: Bửu sơn Kỳ hương gắn với người sáng lập là Đoàn Văn Huyên , Tứ ân Hiếu nghĩa gắn với nhân vật Ngô Lợi, Hòa Hảo gắn với Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn gắn với nhân vật Nguyễn Văn An…cho đến nay mặc dù vẫn tồn tại như những chi phái tôn giáo độc lập.Tuy nhiên, qua khảo sát về lịch sử phát triển, quá trình hoạt động, tôn chỉ mục đích đặc biệt là phương châm hành đạo và những đóng góp cho vùng văn hóa Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung cho thấy các tôn giáo này có rất nhiều điểm tương đồng. Một trong những điểm chung đó mà chúng tôi đề cập ở đây chính là sứ mệnh của nó thời kỳ khởi thủy. Bài viết đã được đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 10/2020.

Thầy Then trong nghi lễ Then ( Tày /Cao Bằng)

Sinh hoạt tôn giáo của người Việt và các tộc người thiểu số ở VN những đặc trưng cơ bản

 16:46 19/01/2019

Cũng như các sinh hoạt tôn giáo của người Việt ở các tộc người Thiểu số luôn có sự xuất hiện của các nhân vật trung gian làm chủ lễ; Mặc dù cũng mang nhiều tính chất của hồn linh luận nhưng các sinh hoạt tôn giáo ở các tộc người thiểu số vẫn mang nhiều nét đặc trưng khác với người Việt, thể hiện ở biểu tượng tôn giáo, các hoạt động lễ nghi tôn giáo và hàm lượng tri thức tộc người.

Tham dự hội thảo về Thân thế, sự nghiệp của TS Nguyễn Huy Nhuận và dòng họ  Nguyễn Huy

Hội thảo " tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận & dòng họ khoa bảng Nguyễn Huy

 16:17 19/01/2019

Hội thảo do dòng họ Nguyễn Huy phối hợp với trung tâm văn hóa Quốc Tử Giám tổ chức tại nhà Thái Học (Văn Miếu, quốc tử giám) với 28 bài tham luận của các nhà khoa học và nhiều đại diện chi nhánh của dòng họ về tham dự. Hội thảo đã không chỉ cho thấy tiềm năng của một dòng họ khoa bảng, mà còn cho hậu thế thấy được tấm gương làm việc nghiêm cẩn " lội suối, trèo non, vạch rừng, chỉ đất" để xác định cột mốc biên giới giữa Viêt Nam và Trung Quốc của Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận và đoàn sứ bộ. Mặc dù ngày nay cột mốc đó đã bị nuốt chửng vào đất Hán, nhưng tinh thần làm việc, tấm lòng yêu nước, tự cường của những trí thức, quan chức thời đó đáng để cho các quan chức ngoại giao nói riêng, quan chức VN nói chung nhìn vào mà học tập và tự sửa mình.

Bà chúa tằm tang Tây Lăng/ Năng

bà chúa tằm tang

 00:17 30/04/2018

cho đến nay vẫn còn nhiều miếu, đền, chùa dọc khu vực triền sông Đáy, nằm trên địa phận các huyện Quốc Oai, Hoài Đức thờ bà chúa nghề tằm tang. Mặc dù người dân nơi đây đều không còn giữ được nghề, nhưng ký ức về lễ hạ điền tang vẫn được một số cụ già còn nhớ. Chỉ tiếc rằng bà chúa là ai, thân thế, sự nghiệp thế nào cho đến nay vẫn là câu hỏi ngỏ chưa có lời giải đáp.

Giới thiệu về Kinh nghiệm và Thành tích nghiên cứu của TS Nguyễn Ngọc Mai

1. Kinh nghiệm và thành tích nghiên cứu trong 5 năm gần đây  1.1. Hướng nghiên cứu chính theo đuổi: * Văn hóa dân gian ;  Văn hóa Hà Nội; * Các loại hình tôn giáo truyền thống * Các vấn đề văn hóa, xã hội 1.2. Danh sách đề tài/dự án nghiên cứu tham gia và chủ trì thực hiện có liên...

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay2,860
  • Tháng hiện tại41,000
  • Tổng lượt truy cập6,674,504
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây