Trang web cá nhân của TS Nguyễn Ngọc Mai - Viện Nghiên cứu Tôn giáoChia sẻ tri thức, khai thông trí tuệ
Thăm và làm việc với các cơ sở thờ chủ tịch HCM
Chủ nhật - 01/09/2024 05:21
Sau hơn 1 tháng thăm và làm việc giữa các nhà khoa học với các đoàn tu gia thờ tâm linh HCM đã cho thấy có nhiều nội dung cần được làm sáng tỏ về hiện tượng thờ HCM ở Việt Nam Hiện nay.
Trong vòng gần hai tháng với 4 cuộc khảo sát được tổ chức cho các nhà khoa học các lĩnh vực: Văn hóa dân gian, tôn giáo tín ngưỡng, nhân học văn hóa, công an, quân đội....đã đi về thăm và làm việc với các hội viên của các hội đoàn tu gia thờ chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy đây là một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng mới mẻ có khá nhiều tiến bộ và đặc biệt rất nhân văn so vớ nhiều loại hình tín ngưỡng tâm linh khác đã và đang tòn tại ở Việt Nam.
Mở đầu với cơ sở Thiên Phúc Từ của bà NGuyễn Thị Dung ở Hải Anh ( Hải Hậu) ngày 17 tháng 7 năm 2924. Điểm nỏi bật của cơ sở này là sự to lớn bề thế của ngôi điện thờ được kiến trúc theo lối đền thờ của người Việt với tòa thượng điện cao khoảng hơn chục m và đặt đầy chật 117 pho tượng đồng mạ vàng. Danh tính các pho tượng khá rõ ràng từ vua Tổ Hùng Vương tới Đức Trần Hưng Đạo, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Âu Cơ cho đến Trần Phú, Nguyễn Hồng Phong, Võ Thị Sáu và 10 cô gái Đồng Lộc. TRong đó Tượng chủ tịch HCM được đặt trang trọng ở vị trí chính giữa, cao nhất. Người phụ nữ chủ điện dù văn hóa hết lớp 2 nhưng tài ăn nói thì các cán bộ tuyên giáo cũng thua xa. Song song bới 4 tủ kinh sách ( do nhận lệnh trên tự viết ra) Bà Dung còn biết khá nhiều các bài thuốc dân gian để tư vẫn chữa bệnh giúp nhiều gia đình phụ nữ nghèo đến đây xin theo đường đạo mới.
Co sở thứ 2 mà đoàn về thăm và làm việc là tại một Trại Nuôi Gà của mọt nông dân với tổng số tài sản theo đánh giá sơ bộ của lái xe là khoảng hơn chục tỷ ( gồm trang trại và sô lượng gà đẻ siêu trứng). Tại đây chúng tôi cũng gặp và làm việc với khoảng 100 hội viên của hội đoàn Hoàng Thiên Long và được trực tiếp chứng kiến tâm tư nguyện vọng cũng như nghị lực vươn lên của bà con cùng thưởng thức những tiếng hát, điệu múa như của diễn viên chuyên nghiệp của các chị U 50, U 60 trong cái nóng hầm hập mồ hôi ròng ròng và mùi đặc sản của trang trại gà. Cuộc thăm và làm việc tại đây đã cho thấy giá như quyền con người được thấu đáo hơn; giá như có sự hiện diện của trí tuệ trong những hội đoàn tu gia và còn nhiều cái giá như khác nữa thì mọi thứ sẽ sáng sủa hơn. Việc tổ chức sinh hoạt tôn vinh Bác Hồ đầy tính nhân văn đâu phải thực hiện như " hội kín" trong một trại gà. Thương nhất là dù mồ hôi như tắm, nhưng những lời ca yêu nước thương nòi, răn dạy đạo lý uống nước nhớ nguồn của các hội viên vẫn cất lên trong trẻo, hùng hồn. Đi thật nhiều vào chốn nhân gian càng nhận thấy lòng dân ta yêu nước và nỗi đăm đắm về một nền độc lập cả về giang sơn và tự do văn hóa!
Cơ sở thứ 3 mà đoàn thăm và làm việc là tại đền Phúc LInh Từ ( Chí Linh, Hải Dương) của bà Nguyễn Thị Nhung. với sự hiện diện của hơn 50 hội viên từ các tỉnh về đây sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh HCM. Cơ sở thứ 4 là tại xã Tân Dân ( Sóc Sơn Hà Nội)...Tất cả đã cho thấy một cái nhìn toàn cục về hiện tượng thờ HCM ở Việt Nam Hiện nay: các cơ sở không giống nhau về bài trí hay bố cục gian thờ hoặc quy mô điện thờ cũng như kinh văn và nghi lễ, nhưng có điểm khá chung là các ngày lễ lớn đều giống nhau ( 3/ 3 - 10 / 3 - 27/7 - 2/9; 22/ 12...); sinh hoạt văn hóa văn nghệ và chữa bệnh là điểm nổi bật ở các cơ sở này. Các sinh họa mang tính tâm linh tôn giáo không chiếm thời gian nhiều; lễ nghi khá đơn giản, không sử dụng vàng mã, soi bói. Đằng sau các nghi lễ còn có những ẩn khuất gì về số phận những con người đến đây sinh hoạt chung, vì sao họ từ bỏ các tín ngưỡng truyền thống? hiệu quả của các sinh hoạt hội đoàn này về mặt văn hóa, tâm linh, tâm thể đối với còn người là những gì chắn chắn sẽ cần nhiều các công cụ và phương thức làm việc nữa. Hy vọng mọi ẩn số sẽ được lý giải thỏa đáng và cái án " Đạo Lạ" sẽ được lý giải một cách khách quan, chân thực nhất để trả lại tên và giá trị đích thực cho các nhóm hội đoàn này.