ban thờ ngũ hổ tại đền mẫu / Tam Đảo

Bàn về khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng

 20:42 23/11/2017

Khái niêm và loại hình tôn giáo, tín ngưỡng với những nội hàm như thế nào vẫn là đề tài gây tranh luận ở việt nam và hiện chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, giới quản lý. Trong bối cảnh nhà nghiên cứu chịu sự chi phối từ các khái niệm quan phương, bài viết này tập trung vào lược thuật các khái niệm, quan niệm của các nhà nghiên cứu tôn giáo tây - ta, ngõ hầu làm rõ thêm nội hàm các khái niệm.

khảo sát hoạt động tôn giáo trong gia đình ở Quảng Nam - Thăm tượng đài mẹ Thứ

Du lịch tín ngưỡng tâm linh ở Việt Nam: Khía cạnh kinh tế - xã hội

 08:47 13/11/2017

- Trong bối cảnh văn hóa tâm linh, tôn giáo phục hồi mạnh mẽ ở việt nam trong những năm gần đây thì vấn đề du lịch tâm linh cũng đang là khuynh hướng khá phổ biến trong cộng đồng các tín đồ nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung. Du lịch tâm linh đã góp phần làm khởi sắc thêm các khía cạnh của kinh tế du lịch, giải quyết công việc làm cho nhiều lực lượng lao động nhàn rỗi, tìm ra lối thoát cho kinh tế địa phương, khởi sắc và phục hồi nhiều khía cạnh văn hóa, tín ngưỡng dân gian… nhưng du lịch tâm linh cũng đang kéo theo khá nhiều vấn đề hệ lụy như kinh doanh di tích, tranh chấp giữa các chủ thể quản lý, môi trường văn hóa của di tích bị biến dạng cũng như tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong thực hành tôn giáo tín ngưỡng. Bài viết này tập trung vào tìm hiểu thực trạng du lịch tâm linh ở Việt Nam, những cứ liệu hệ lụy mà hình thức du lịch này đã và đang đem lại trong xã hội VN ngõ hầu tìm ra những nguyên nhân và giải pháp thích hợp.

Một buổi lên đồng

Giá trị của thờ mẫu & nghi lễ lên đồng trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam

 11:04 03/01/2017

1. Đặt vấn đề:
Đạo thờ mẫu và nghi lễ lên đồng đã từng tồn tại ở Việt Nam ít nhất là hơn 10 thế kỷ, đây cũng là một loại hình tôn giáo gây khá nhiều tranh luận cũng như chịu nhiều tai tiếng, điều tiếng, chính vì điều này nên nó đã thu hút không ít các nhà khoa học, các cấp quản lý (văn hóa & tôn giáo). Ngay cả khi hát văn đã được công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể” thì xung quanh nghi lễ lên đồng vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều. Vấn đề không chỉ ở câu hỏi đặt ra “liệu có nên di sản hóa lên đồng” mà còn nằm ở cái ý nghĩa đích thực của đạo thờ mẫu là ở đâu?. Mặc dù công trình chuyên khảo về “nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị” của tôi đã từng đề cập và giải bài toán này một cách khá kĩ lưỡng dưới góc nhìn của tôn giáo học, nhân học, tâm lý bệnh học. Bài viết này một lần nữa khẳng định thêm những giá trị tất yếu của đạo mẫu & nghi lễ lên đồng.

Một buổi hầu đồng

Nghiên cứu tôn giáo truyền thống ở Việt Nam những thành tựu và thách thức

 11:02 03/01/2017

1. Khái niệm về TGTT và những tranh luận
Tôn giáo truyền thống là khái niệm mà Viện nghiên cứu tôn giáo đưa ra trong những năm trở lại đây để chỉ một loại hình tôn giáo vẫn thường được gọi bằng khái niệm tín ngưỡng/ tín ngưỡng dân gian. Trên thực tế thì loại hình tôn giáo này cũng đã được giới học thuật thế giới gọi bằng nhiều khái niệm khác nhau tùy theo cách tiếp cận khác nhau với loại hình tôn giáo này mà nó được gọi là ‘tôn giáo sơ khai’ (Tocarep); “Tôn giáo nguyên thủy”(Unixôn Uônlixơ); Đa thần luận (Vônnay, 1971 , Oguytsto Conto 1910 ) hay “tôn giáo trình độ thấp” (Tomaxow A helixow (1940); “tôn giáo tự nhiên” (Tile) hoặc “Đa thần giáo”…

Hình ảnh hoạt động Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ

Những giá trị cơ bản trong thực hành tín ngưỡng tam phủ của người Việt

 10:55 03/01/2017

Trong hầu hết các loại hình tôn giáo tín ngưỡng truyền thống ở việt nam thì có lẽ thờ thần, thánh là một loại hình tiêu biểu nhất. Tiêu biểu không chỉ bởi bề dày trong lịch sử của nó mà còn là loại hình tâm linh chiếm thị phần số đông trong dân chúng Việt Nam.

HauDong

Tìm hiểu những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam

 08:52 03/01/2017

Không giống như các tôn giáo lớn khác ở Việt Nam, tôn giáo truyền thống ở Việt Nam tồn tại khá đa dạng dưới rất nhiều loại hình thờ cúng khác nhau mà nếu phân loại thì có thể chia thành các hình thức sau: thờ nhân thần (gồm những người có công với dân, với nước (đánh giặc, lập làng, lập ấp, truyền nghề, chữa bệnh…) những đối tượng này được thờ tự tại các đình, đền, miếu, nghè và đều được dân tôn xưng là thần, thánh hoặc nhà nước phong kiến trung ương phong thần (hiện nay các cơ sở thờ tự còn lưu giữ được khá nhiều sắc phong như thế); thờ cúng tổ tiên (là hình thức thờ cúng linh hồn tổ tiên trong gia đình, gia tộc); thờ nhiên thần (là hình thức thờ các sức mạnh huyền bí của tự nhiên được coi là có thần: thần núi, thần nước, thần rừng, thần đất, thần cây, thần rắn, thần đá (thạch linh)…

Nghệ nhân dân gian Ngô Thị Ngọc Bông hầu giá Bà hỏa phong Thần nữ - Ảnh: Nguyễn Á

Đừng nghĩ hầu đồng nhiều là được thăng quan tiến chức

 11:07 14/10/2016

Nghi thức hầu đồng là một loại hình được VN gửi hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Ngọc Mai, trưởng phòng nghiên cứu Tôn giáo & tín ngưỡng truyền thống (Viện nghiên cứu Tôn giáo).

Nghi lễ đưa linh hồn của một mo Tày lên trời

Tìm hiểu những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam

 09:35 17/08/2016

Sự xuất hiện từ rất sớm, và có khả năng tồn tại độc lập với thể chế chính trị, cùng những tác động không nhỏ của tôn giáo tới con người, xã hội và văn hóa đã buộc khoa học xã hội và chính trị học phải nhìn nhận lại tôn giáo như một thực thể xã hội. Điều này đã tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức về tôn giáo nói chung và hệ giá trị của tôn giáo nói riêng. Bài viết này tâp trung vào việc tìm hiểu và làm rõ những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam trên các khía cạnh: luân lý, giáo dục, đạo đức và lịch sử.

Quá trình đào tạo của TS Nguyễn Ngọc Mai

Bậc đào tạo Tên cơ sở đào tạo Chuyên ngành Năm tốt nghiệp  Đại học  Đại học tổng hợp  Dân học học  1994  Thạc sỹ  Viện nghiên cứu văn hóa,Viện Hàn lâm KHXHVN  Văn hóa dân...

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay253
  • Tháng hiện tại58,320
  • Tổng lượt truy cập6,691,824
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây