Trong tương quan với hai địa danh phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát (trong quần thể khu đền phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy – Nam Định), Phủ Bóng không thuộc quê cha (thôn Tiên Hương) hay quê mẹ (thôn Vân Cát) của nữ thần Liễu Hạnh, vì thế không ít người, thậm chí các thanh đồng, đạo quan đánh giá thấp vai trò của nó. Bài viết sẽ tập trung lý giải về các lớp tôn giáo dân gian của Phủ Bóng, lịch sử phát triển của nó và chỉ rõ vai trò của nó trong hành trình sáng tạo thần linh trong tôn giáo dân gian của người Việt.
Hội thảo quốc tế về "nguồn lực tôn giáo, kinh nghiệm quốc tế cho việt nam" là lần thức hai giới khoa học xã hội lên tiếng để cho cộng đồng và giứoi chức thấy được rằng tôn giáo không phải chỉ là " hình thái ý thức xã hội" ; là thực thể xã hội mà tôn giáo với những vị trí và chức năng đặc biệt của mình còn có thể là một nguồn lực to lớn giúp ích cho sự nghiệp thiết lập một cộng đồng xã hội ổn định, nhân văn và xây dựng đất nước phồn thịnh. Cùng với một vài bài viết khác, bài viết "Nguồn lực Tôn giáo ở Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra" của TS nguyễn Ngọc Mai cũng cho thấy trước hết cần hiểu thế nào là nguồn lực tôn giáo và sử dụng nguồn lực tôn giáo trên những phương diện nào và vấn đề đã và đang đặt ra ở Việt Nam là gì. Bài viết đã được báo cáo tại hội thảo quốc tế tổ chức vào tháng 12/2021 và in trong kỷ yếu hội thảo. Xin trân trọng giới thiệu tại đây để những ai quan tâm tham khảo.
Hội thảo với 25 bài tham luận đã nêu lên mọi khía cạnh lịch sử, khảo cổ học, du lịch và tâm linh tôn giáo của khu di tích chi Lăng. Hội thảo cũng là cơ sở lý luận cơ bản để đề án khu dic tích lịch sử Chi Lăng được nâng cấp thanh khu du lịch trọng điểm và di tích quốc gia đặc biệt.
mối quan hệ giữa tin ngưỡng thờ nữ thần và Phật Giáo ở VN là chủ đề không mới. Tuy nhiên khai thác ở khía cạnh dung hợp trong cùng một không gian thiêng và ảnh tượng thì lại là vấn đề rất thú vị.
Hội thảo do dòng họ Nguyễn Huy phối hợp với trung tâm văn hóa Quốc Tử Giám tổ chức tại nhà Thái Học (Văn Miếu, quốc tử giám) với 28 bài tham luận của các nhà khoa học và nhiều đại diện chi nhánh của dòng họ về tham dự. Hội thảo đã không chỉ cho thấy tiềm năng của một dòng họ khoa bảng, mà còn cho hậu thế thấy được tấm gương làm việc nghiêm cẩn " lội suối, trèo non, vạch rừng, chỉ đất" để xác định cột mốc biên giới giữa Viêt Nam và Trung Quốc của Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận và đoàn sứ bộ. Mặc dù ngày nay cột mốc đó đã bị nuốt chửng vào đất Hán, nhưng tinh thần làm việc, tấm lòng yêu nước, tự cường của những trí thức, quan chức thời đó đáng để cho các quan chức ngoại giao nói riêng, quan chức VN nói chung nhìn vào mà học tập và tự sửa mình.
Hội thảo khoa học quốc tế: tôn giáo, Kinh tế và cộng đông ASEAN đã cho thấy tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức hệ, thưc thể xã hội mà còn là một nguồn lực to lớn về kinh tế. Các tham luận khoa học cũng cho thấy ở quốc gia nào có tự do tôn giáo thì ở đó huy động được nhiều nguồn lực tôn giáo nhất cho phát triển kinh tế, xã hội và phát triển con người.
Tham dự hội thảo về văn hóa núi mới thấy rằng văn hóa núi non quả thực là một di sản tuyệt vời của thiên nhiên ban tặng, không chỉ cho con người nguòn gen quý hiếm, che chắn bão giông, tạo ra thế vượng trường tồn của đất nước mà còn là nơi để con người ta có thể tu luyện và đón nhận thần khí của bà mẹ thiên nhiên.
Đây là Tượng nơi thờ bà chúa Tằm Tây Lăng/ Năng? Tượng đặt trong nhiều ngôi miếu, đền, chùa dọc khu vực triền sông Đáy. Tuy nhiên cho đến nay người dân tại nơi thờ bà vẫn không cho biết gì thêm ngoài khái niệm bà chúa nghề tằm tang. tượng thờ đặc biệt của bà chúa tằm và những bí ẩn, giả...