Hiện tượng Thờ thần núi & thế ứng xử của người Việt
- Thứ ba - 19/01/2016 15:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Núi là một hiện tượng tự nhiên phổ biến của các kiến tạo địa chất và có mặt ở hầu hết các vùng/ miền/ quốc gia trên thế giới. Núi không lạ với tất cả các dân tộc, nhưng ứng xử với núi thì lại rất riêng biệt và mang đậm sắc thái văn hóa của tâm lý, tính cách của từng dân tộc
Ở Việt Nam ứng xử với núi vừa mang đậm tính cách, tâm hồn, thân phận của người Việt; vừa là biểu hiện của tâm thức tâm linh, là ngẫu hứng cho sáng tác thơ văn và tư duy về đất nước; là ước vọng khát vọng trường tồn, và còn là những mật mã văn hóa, là cách để con người đưa tri thức bản địa vào trong việc khai thác và bảo vệ tự nhiên.
Chính từ những đặc điểm này của núi mà trong cuộc sống từ thuả hồng hoang con người đã biết dựa vào thiên nhiên để sinh tồn, vì thế những nguồn gen quý hiếm chính là những đối tượng đã được người xưa bảo vệ nhằm phục vụ cho cuộc sống và tìm cách giữ gìn để truyền lại cho các đời sau. Từ mục đích này mà con người ở khắp nơi trên thế giới đã có nhiều cách, nhiều chiến lược để bảo vệ núi. Mỗi chiến lược ấy, đều mang những nét rất riêng của từng dân tộc. Ở VN cách ứng xử này bắt đầu từ việc nhân cách hóa ngọn núi, thổi hồn cho núi, làm cho ngọn núi trở nên linh thiêng để núi có thần.
Với những đặc tính của đá (cứng, nhọn, rắn, cao, nhô lên…) theo quan niệm âm – dương của văn hóa ĐNA thì núi mang đặc tính dương (+) nhưng hầu hết núi ở trên đất Việt Nam đều gắn với truyền thuyết về phụ nữ, liên quan đến phụ nữ. Các hệ dãy núi lớn ở VN không núi nào là không gắn liền với một truyền thuyết, hay câu chuyện li kì, hấp dẫn, có cả những mô típ éo le trắc trở để rồi kết thúc câu chuyện bao giờ cũng là một cái kết cục bi phẫn/ bi thảm của nạn nhân và anh linh của họ hóa thân vào núi. Những ngọn núi nào được gán cho tính dương (+) là nơi ngự của thần linh tính nam thì vẫn có hình ảnh, sự hiện diện của một hay nhiều nữ thần đồng phối tự. VD thờ thần Núi Tản Viên trên núi Tản là nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối linh trong Tứ bất tử của tôn giáo truyền thống Việt Nam thì song song với thờ ngài cũng có bên tả là thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại Vương) và bên hữu là ban thờ Tam toà Thánh Mẫu (bà mẫu Thượng ngàn). Phía bên ngoài điện còn có cả một ban thờ Mẫu Cửu Trùng[3]
Những Núi mang đặc tính âm và cũng là nơi hương khói phụng thờ các nữ thần như vậy tồn tại khá nhiều ở Việt Nam, có thể kể các danh sơn/ mẫu sơn như thế tồn tại khắp từ mũi cà mau đến địa đầu tổ quốc. Cực Bắc có Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tô Thị (Đồng đăng / Lạng Sơn) lui xuống phía đồng bằng có núi Quyển sơn (nơi có đền thờ bà thái Hậu họ Dương); ra phía Bắc có Núi chè (thờ bà chúa chè (Bắc Giang); phía Tây vùng hạ du có Núi Tam Đảo (thờ Mẫu cửu trùng), vào tới miền Trung có núi Nhồi (núi vọng Phu , huyện Đông Sơn/ Thanh Hóa); Ở Quảng Nam có Tháp Bà Rầu và câu chuyện tích đá bà Rầu; Núi Ngọc Trản (Huế), núi Đại An thờ mẹ xứ sở Poh naga (còn gọi là Tháp bà Nha trang)[4] ; Biên Hòa có núi thờ Thần Mẫu [5]; Bình định có Núi Bà (Thôn Chánh Oai, Huyện Phù Cát, làm mỏm núi cao nhìn ra Vũng Rô); Huyện Khánh Dương (Khánh Hòa) cũng có mỏm núi Vọng Phu[6] … Vươn vào nam có núi Bà đen (Tây Ninh thờ linh sơn Thánh Mẫu) đi sâu xuống miền Tây Nam bộ có núi Sam thờ bà Chúa Xứ … Đây là điểm riêng khác biệt với nhiều núi lớn trên thế giới. Như vậy thì không chỉ gán tính thiêng cho núi mà điều quan trọng là tính thiêng đó lại thuộc âm, tức thuộc nữ. Nữ thần núi đã làm cho văn hóa Núi ở VN khác với nhiều nơi trên thế giới.
Lý giải về hiện tượng nữ thần núi này cũng có nhiều cách khác nhau. Có quan điểm cho rằng núi giống như bầu vú mẹ đất, có quan điểm lại cho rằng xuất phát từ việc phân chia lao động từ thời kỳ thị tộc, Người phụ nữ đảm nhiệm việc hái lượm, săn bắt, với đặc tính cần mẫn, bền bỉ và lo lắng phần sức khỏe, thức ăn cho gia đình của mình các bà mẹ đã bươn chải hàng ngày trên rừng sâu, núi thẳm để tìm cho ra thức ăn, thuốc chữa bệnh cho con mình và cộng đồng mà phát hiện ra những tài sản, những nguồn gen quý mà thiên nhiên ưu đãi cho con người trên những vạt núi. Với trường kỳ của văn hóa thị tộc mẫu hệ, người phụ nữ nắm quyền khá dài trong lịch sử, đặc biệt ở Việt Nam càng dài hơn khi văn hóa nông nghiệp lại là chủ đạo tới tận hôm nay. Vị thế trong cộng đồng và những phát hiện trong lao động và sản xuất cho phép họ nghĩ ra cách để bảo vệ nó và truyền lại cho con cháu mình mai sau mà sáng tạo nên những câu chuyện đầy ly kì về nữ thần núi. Những câu chuyện kể về nguồn gốc các nữ thần Núi đã phần nào phản ảnh thân phận người Phụ nữ VN.
Mặc dù tồn tại trong nhân gian với những danh xưng: quốc Mẫu (Núi Tam Đảo) hay Thần Mẫu (núi ở Biên Hòa), Bà chúa xứ (Núi Sam). Linh Sơn Thánh Mẫu (núi bà đen)…Nhưng những truyền thuyết về sự linh thiêng này lại là cả một vấn đề thuộc về mật mã văn hóa Việt. Có núi thì là nơi chôn vùi của hàng ngàn lục lâm thảo khấu (núi Cấm / Hà Giang); có núi là nơi ngã xuống của người mẹ bị gia nhân vu oan và bị chồng nghi ngờ không chung thủy mà ra tay sát hại (Núi Mẫu Sơn/ Hà giang)[7]; có núi lại là nơi người phụ nữ mệt mỏi tìm chồng ngồi hóa đá (núi Sam/ An Giang)… Những câu chuyện liên quan đến núi/ nữ thần núi đã phản ảnh một sự thật không chối cãi đó là những thân phận người đàn bà ở VN trong nhiều trường đoạn lịch sử: bị mất chồng trong nhũng cuộc chiến tranh, bị nghi oan, bị đày ải, chịu những hình phạt hết sức dã man cho những tội mà chưa bao giờ là tội hay chưa bao giờ phạm phải, để rồi lòng khát khao sống, lòng trung trinh của họ đã trở nên bất tử mà hóa thành tinh anh của đá.
Trong quan niệm của người Việt những cái chết oan khuất bao giờ cũng khiến cho đối tượng ngậm hờn nơi chín suối vì thế anh linh những người này rất thiêng và cũng rất khắt khe, cố chấp[8]. Hàng loạt các truyện kể dân gian xung quanh khu vực núi khiến cho không cá nhân nào dám bén mảng tới phá hoại ; Triều đình cũng phải nể vị và phong thần để mong anh linh phò trợ cho triều đại bền lâu, Thần núi vì thế trở thành một nhân vật có quyền năng vô lượng. Điều kiện này đã khiến những ngọn núi thiêng tồn tại vững bền, bốn mùa xanh tốt và trở thành nơi cư ngụ lý tưởng cho mọi loài thực, động vật mà không cần bất cứ một vành đai bảo vệ hay thiết chế luật pháp quy định nào, chỉ có khói hương và niềm tin vào sự oai linh quyền thế của thần của những người dân quanh vùng làm cho núi càng trở nên thách thức với thời gian.
Giao lưu văn hóa giữa miền xuôi với miền ngược, giữa người Kinh đồng bằng với người dân tộc thiểu số vùng cao đã làm cho văn hóa núi non của người Việt thêm phong phú. Ngoài hệ thống thần núi quen thuộc thì người Việt lại du nhập thêm các yếu tố thờ thần rừng. Rừng – Núi là một cặp đôi, Rừng là mái tóc của núi, làm cho núi có thêm những biểu hiện mạnh mẽ của sự sống (jean chevalier 2010). Tượng trưng cho Vô thức và cũng chính là nguồn cơn của nỗi khiếp sợ (Jung), cặp đôi thần Núi - Rừng càng làm cho oai linh và quyền năng Thần trở nên mạnh mẽ chung đúc lại hóa thành thần mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống tôn giáo tứ phủ hôm nay. Mẫu Thượng ngàn đã trở thành vị thần cai quản toàn bộ miền sơn cước.
Mặt khác, về mặt địa lý thì Việt Nam là vùng chịu rất nhiều bão tố nên việc quy hoạch khu vực hành chính hay dân cư ở rất cần có núi, rừng che chắn thì sẽ giảm thiểu thiệt hại từ bão tố, lốc xoáy... Do đó núi chủ sơn thành tiêu chí tối cần thiết khi quy hoạch đô thị. Từ đây các chủ sơn cùng với tụ thủy trở thành hệ tiêu chí không thể thiếu để kiến tạo các thủ đô hay khu dân cư với niềm tin long mạch núi chủ sẽ tạo ra thế vững bền cho triều đại. Núi Ba vì là chủ sơn của thành Thăng Long; Núi Mẫu sơn là chủ sơn của cả vùng Xứ lạng; núi Tam đảo là chủ sơn của cả khu vực Trung du; núi Mã Yên là chủ sơn của kinh đô Hoa Lư; cồn hến và sông Hương là tiền án của kinh thành Huế…Ngoài tác dụng che chắn, chủ sơn còn góp phần chuyển vận sinh khí cho kinh thành, điều này có tính chất quyết định đến sự hưng vong trường tồn của triều đại. Chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, người Việt nam cũng quan niệm hình thế núi quyết định phúc họa của con người. Với ý nghĩa và tầm quan trọng này của Núi chủ mà không thế lực nào được phép xâm hại đến hay phá hoại núi chủ.
Núi thiêng ở Việt Nam không cô độc mà luôn hiện diện một di sản vật thể đó là những ngôi đền – nơi để thần núi ngự về chứng ngộ tâm linh và cũng là điểm đến cho con người tới đây hành hương vừa kêu cầu tới thần ban phước, vừa là dịp để con người được chiêm ngưỡng sự bao la hùng vĩ của núi rừng mà thấy hết tầm vóc của non sông đất nước. Phát huy hết khả năng và chiều cao của Núi, nghệ thuật quân sự Việt Nam xưa còn sử dụng Núi như những chiến lược quân sự. Trong nhiều triều đại ở Việt Nam, đặc biệt dưới thời Trần, với chế độ hai vua, nhiều vị vua Trần lui về ở ẩn trên những núi cao để trở thành những thiền sư uyên bác, nhưng bên cạnh việc nghiên cứu thiền học để chứng ngộ tâm linh thì địa điểm tu hành trên những núi cao này cũng chính là những trạm gác tiền tiêu của kinh thành Thăng Long mà núi Yên Tử (Quảng Ninh); Côn Sơn (kiếp Bạc) chính là những trạm gác tiền tiêu như thế. Từ đây có thể quan sát khắp vùng Đông bắc tổ quốc mà có thể nhận biết những động thái của quân thù khi đất nước có nguy cơ binh đao khói lửa. Cùng với huyền thoại thần thiêng trên núi, các trạm gác tiền tiêu núp dưới bóng ngôi đền, ngôi chùa, được hoàn toàn giữ bí mật, nhiều nhà sư lỗi lạc của Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc quân báo về kinh thành khi có biến từ những trạm gác như vậy. ở khía cạnh này hiện tượng thờ thần núi không chỉ là vấn đề tín ngưỡng, lễ nghi mà còn góp phần tích cực vào nghệ thuật quân sự của người Việt.
Kết luận:
Với trí tuệ thông minh và óc quan sát, phương châm ứng xử với tự nhiên hài hoà, khai thác tự nhiên một cách có định hướng lâu dài, bền vững tổ tiên người Việt Nam xưa đã để lại cả một di sản về nghệ thuật ứng xử với núi non: dựa vào những tính năng của Núi mà thiết kế chiến lược khai thác; căn cứ vào đặc trưng tâm lý của người dân mà thiết kế chiến lược bảo tồn. Núi ở Việt Nam đã được các thế hệ xưa sử dụng khai thác và phát huy hết tính năng của nó vào các mục đích kinh tế, chính trị, quân sự, y học và tâm linh, môi trường, văn học mà làm nên cả một dòng/ nền văn hoá núi[9].
Cách ứng xử với Núi trong những năm gần đây ở một số địa phương ở Việt Nam để phục vụ cho phát triển đã không kế thừa được tri thức bản địa trong việc bảo vệ di sản thiên nhiên mà còn khai thác bừa bãi, vi phạm thô thiển đến nguyên tắc phát triển bền vững mà núi Tô Thị của Lạng Sơn, Thanh Nghệ …là những ví dụ. “Ôn cố nhi tri tân”, (ôn cũ để biết mới), tìm về quá khứ, nhìn lại bài học của tổ tiên người Việt Nam và cách ứng xử khôn ngoan của người Việt Nam đã để lại cả một di sản văn hóa núi non cho thế hệ hôm nay và cũng là bài học cho con người trong ứng xử với tự nhiên: Nhân cách hoá, linh thiêng hóa và tăng cường quyền năng cho đối tượng cần được giữ gìn, bảo vệ cũng là một trong những chiến lược sắc sảo của người Việt Nam xưa.
Bài học về thế ứng xử hài hòa, sự tôn trọng thiên nhiên của người Việt Nam xưa trong bảo vệ di sản núi non, đã tỏ ra hữu hiệu trong việc ngăn chặn và hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay, vì thế cần được tiếp tục nghiên cứu và phổ biến rộng rãi nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng chặt rừng, phá núi đang diễn ra ở Việt Nam và nhiều quốc gia trong khu vực.
Với giá trị tài sản quý của quốc gia, có nhiều lợi ích cho cộng đồng cư dân trong khu vực. Ngày nay những khu sinh thái Núi vẫn còn đem lại giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ cho du lịch, nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, dược liệu... Đồng thời những vùng sinh thái văn hóa Núi còn là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm cho cho con người. Nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá này cần được bảo vệ để góp phần làm phong phú tính đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới.
Chú thích và tài liệu tham khảo:
Chú thích:
2 Tử điển biểu tượng văn hoa thế giới, tr 703
3 Sách đỏ Việt Nam (2007). Nxb KHCN VN ; Viện điều tra quy hoạch rừng đã thống kế được 904 loài cây có ích ở Núi Tam Đảo. Trong các loài thực vật trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), trà hoa dài (Camellia longicaudata), trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum petelotii), chuỳ hoa leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim tiền (Paris delavayi)...
Về động vật: Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 như: Delacour (1931), Osgood (1932), Bourret (1943)... Sau năm 1954 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các nghiên cưú động vật tại Tam Đảo. Tổng hợp các kết quả điều tra, đã thống kê được 840 loài động vật, trong đó cơ tới 39 loại đặc hữu.
4 Xem phụ lục ảnh
5 Phan Thanh Giản, kí khắc trên bia dựng tại đến thờ nữ thần với ý nghĩa chính: sang tạo, bảo tồn và phát triển.
6 Trịnh Hoài Đức, Gia định thành thông chí
7Thần tích nữ thần núi Mẫu Sơn / Lạng sơn
8 Nhiều câu chuyền về sự trùng phạt của thần núi có rất nhiều chi tiết liên quan đến tính cách phụ nữ
Tài liệu tham khảo
1.Mai thị Ngọc Chúc, Đỗ Thị Hảo. Nữ thần Việt Nam
2.Ngô văn Doanh (2009) Tháp bà Thiên Y A NA. Hành trình của một nữ thần
3.Vương Ngọc Đức (1996) Bí ẩn của Phong Thủy. Nxb VHTT
4. Jean Chevalier A lain Gheerbrant (2010) Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Nxb đà nẵng, trường viết văn Nguyễn Du.
5. Nguyễn Ngọc Mai (2014) Khu du lịch Mẫu Sơn – Lạng sơn những giá trị văn hóa tâm linh bản địa. Kỷ yếu hội thảo khoa học “du lịch Mẫu sơn thực trạng và giải pháp” Sở VHTT tỉnh Lang Sơn.
5. Ngô Đức Thịnh (cb. 1996) Đạo Mẫu Ở Việt Nam. NxbVHTT.
6. Lê Kim Thuyên – Lê Kim Bá Yên (2008) Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc, sở văn hóa, thể thao du lịch Vĩnh Phúc.
7. Lê Kim Thuyên – Lê Kim Bá Yên (2009). Tín ngưỡng thờ mẫu ở Vĩnh Phúc
8. Sách đỏ Việt Nam (2007). Nxb KHCN VN
9. Mẫu Sơn, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phụ lục:Các câu chuyện kể về thần các núi
- Núi cao với những đặc tính cơ bản chung:
- Bất động, không thể đổi dời[1], thuộc dương và là bản nguyên tối cao;
- Về mặt ý nghĩa tâm linh, nó là tượng trưng cho nơi cư trú của các thần măt trời; tượng trưng cho đức tính cao đẹp của tâm hồn, cho chức năng siêu ý thức của các sức sống, cho thế đối lập giữa các bản nguyên đang đấu tranh với nhau tạo ra thế giới (Jean chevalier 1997.Tr 71- 73).
- Trong kinh thánh và nghệ thuật ki tô núi có 3 ý nghĩa tượng trưng chính yếu: 1) là điểm nối giữa trời và đất; 2) ngọn núi thiêng nằm ở trung tâm thế giới và là hình ảnh của thế giới; 3) đền thờ được đồng nhất với ngọn núi
Chính từ những đặc điểm này của núi mà trong cuộc sống từ thuả hồng hoang con người đã biết dựa vào thiên nhiên để sinh tồn, vì thế những nguồn gen quý hiếm chính là những đối tượng đã được người xưa bảo vệ nhằm phục vụ cho cuộc sống và tìm cách giữ gìn để truyền lại cho các đời sau. Từ mục đích này mà con người ở khắp nơi trên thế giới đã có nhiều cách, nhiều chiến lược để bảo vệ núi. Mỗi chiến lược ấy, đều mang những nét rất riêng của từng dân tộc. Ở VN cách ứng xử này bắt đầu từ việc nhân cách hóa ngọn núi, thổi hồn cho núi, làm cho ngọn núi trở nên linh thiêng để núi có thần.
- Văn hóa Núi non của người Việt
Với những đặc tính của đá (cứng, nhọn, rắn, cao, nhô lên…) theo quan niệm âm – dương của văn hóa ĐNA thì núi mang đặc tính dương (+) nhưng hầu hết núi ở trên đất Việt Nam đều gắn với truyền thuyết về phụ nữ, liên quan đến phụ nữ. Các hệ dãy núi lớn ở VN không núi nào là không gắn liền với một truyền thuyết, hay câu chuyện li kì, hấp dẫn, có cả những mô típ éo le trắc trở để rồi kết thúc câu chuyện bao giờ cũng là một cái kết cục bi phẫn/ bi thảm của nạn nhân và anh linh của họ hóa thân vào núi. Những ngọn núi nào được gán cho tính dương (+) là nơi ngự của thần linh tính nam thì vẫn có hình ảnh, sự hiện diện của một hay nhiều nữ thần đồng phối tự. VD thờ thần Núi Tản Viên trên núi Tản là nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối linh trong Tứ bất tử của tôn giáo truyền thống Việt Nam thì song song với thờ ngài cũng có bên tả là thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại Vương) và bên hữu là ban thờ Tam toà Thánh Mẫu (bà mẫu Thượng ngàn). Phía bên ngoài điện còn có cả một ban thờ Mẫu Cửu Trùng[3]
Những Núi mang đặc tính âm và cũng là nơi hương khói phụng thờ các nữ thần như vậy tồn tại khá nhiều ở Việt Nam, có thể kể các danh sơn/ mẫu sơn như thế tồn tại khắp từ mũi cà mau đến địa đầu tổ quốc. Cực Bắc có Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tô Thị (Đồng đăng / Lạng Sơn) lui xuống phía đồng bằng có núi Quyển sơn (nơi có đền thờ bà thái Hậu họ Dương); ra phía Bắc có Núi chè (thờ bà chúa chè (Bắc Giang); phía Tây vùng hạ du có Núi Tam Đảo (thờ Mẫu cửu trùng), vào tới miền Trung có núi Nhồi (núi vọng Phu , huyện Đông Sơn/ Thanh Hóa); Ở Quảng Nam có Tháp Bà Rầu và câu chuyện tích đá bà Rầu; Núi Ngọc Trản (Huế), núi Đại An thờ mẹ xứ sở Poh naga (còn gọi là Tháp bà Nha trang)[4] ; Biên Hòa có núi thờ Thần Mẫu [5]; Bình định có Núi Bà (Thôn Chánh Oai, Huyện Phù Cát, làm mỏm núi cao nhìn ra Vũng Rô); Huyện Khánh Dương (Khánh Hòa) cũng có mỏm núi Vọng Phu[6] … Vươn vào nam có núi Bà đen (Tây Ninh thờ linh sơn Thánh Mẫu) đi sâu xuống miền Tây Nam bộ có núi Sam thờ bà Chúa Xứ … Đây là điểm riêng khác biệt với nhiều núi lớn trên thế giới. Như vậy thì không chỉ gán tính thiêng cho núi mà điều quan trọng là tính thiêng đó lại thuộc âm, tức thuộc nữ. Nữ thần núi đã làm cho văn hóa Núi ở VN khác với nhiều nơi trên thế giới.
Lý giải về hiện tượng nữ thần núi này cũng có nhiều cách khác nhau. Có quan điểm cho rằng núi giống như bầu vú mẹ đất, có quan điểm lại cho rằng xuất phát từ việc phân chia lao động từ thời kỳ thị tộc, Người phụ nữ đảm nhiệm việc hái lượm, săn bắt, với đặc tính cần mẫn, bền bỉ và lo lắng phần sức khỏe, thức ăn cho gia đình của mình các bà mẹ đã bươn chải hàng ngày trên rừng sâu, núi thẳm để tìm cho ra thức ăn, thuốc chữa bệnh cho con mình và cộng đồng mà phát hiện ra những tài sản, những nguồn gen quý mà thiên nhiên ưu đãi cho con người trên những vạt núi. Với trường kỳ của văn hóa thị tộc mẫu hệ, người phụ nữ nắm quyền khá dài trong lịch sử, đặc biệt ở Việt Nam càng dài hơn khi văn hóa nông nghiệp lại là chủ đạo tới tận hôm nay. Vị thế trong cộng đồng và những phát hiện trong lao động và sản xuất cho phép họ nghĩ ra cách để bảo vệ nó và truyền lại cho con cháu mình mai sau mà sáng tạo nên những câu chuyện đầy ly kì về nữ thần núi. Những câu chuyện kể về nguồn gốc các nữ thần Núi đã phần nào phản ảnh thân phận người Phụ nữ VN.
Mặc dù tồn tại trong nhân gian với những danh xưng: quốc Mẫu (Núi Tam Đảo) hay Thần Mẫu (núi ở Biên Hòa), Bà chúa xứ (Núi Sam). Linh Sơn Thánh Mẫu (núi bà đen)…Nhưng những truyền thuyết về sự linh thiêng này lại là cả một vấn đề thuộc về mật mã văn hóa Việt. Có núi thì là nơi chôn vùi của hàng ngàn lục lâm thảo khấu (núi Cấm / Hà Giang); có núi là nơi ngã xuống của người mẹ bị gia nhân vu oan và bị chồng nghi ngờ không chung thủy mà ra tay sát hại (Núi Mẫu Sơn/ Hà giang)[7]; có núi lại là nơi người phụ nữ mệt mỏi tìm chồng ngồi hóa đá (núi Sam/ An Giang)… Những câu chuyện liên quan đến núi/ nữ thần núi đã phản ảnh một sự thật không chối cãi đó là những thân phận người đàn bà ở VN trong nhiều trường đoạn lịch sử: bị mất chồng trong nhũng cuộc chiến tranh, bị nghi oan, bị đày ải, chịu những hình phạt hết sức dã man cho những tội mà chưa bao giờ là tội hay chưa bao giờ phạm phải, để rồi lòng khát khao sống, lòng trung trinh của họ đã trở nên bất tử mà hóa thành tinh anh của đá.
Trong quan niệm của người Việt những cái chết oan khuất bao giờ cũng khiến cho đối tượng ngậm hờn nơi chín suối vì thế anh linh những người này rất thiêng và cũng rất khắt khe, cố chấp[8]. Hàng loạt các truyện kể dân gian xung quanh khu vực núi khiến cho không cá nhân nào dám bén mảng tới phá hoại ; Triều đình cũng phải nể vị và phong thần để mong anh linh phò trợ cho triều đại bền lâu, Thần núi vì thế trở thành một nhân vật có quyền năng vô lượng. Điều kiện này đã khiến những ngọn núi thiêng tồn tại vững bền, bốn mùa xanh tốt và trở thành nơi cư ngụ lý tưởng cho mọi loài thực, động vật mà không cần bất cứ một vành đai bảo vệ hay thiết chế luật pháp quy định nào, chỉ có khói hương và niềm tin vào sự oai linh quyền thế của thần của những người dân quanh vùng làm cho núi càng trở nên thách thức với thời gian.
Giao lưu văn hóa giữa miền xuôi với miền ngược, giữa người Kinh đồng bằng với người dân tộc thiểu số vùng cao đã làm cho văn hóa núi non của người Việt thêm phong phú. Ngoài hệ thống thần núi quen thuộc thì người Việt lại du nhập thêm các yếu tố thờ thần rừng. Rừng – Núi là một cặp đôi, Rừng là mái tóc của núi, làm cho núi có thêm những biểu hiện mạnh mẽ của sự sống (jean chevalier 2010). Tượng trưng cho Vô thức và cũng chính là nguồn cơn của nỗi khiếp sợ (Jung), cặp đôi thần Núi - Rừng càng làm cho oai linh và quyền năng Thần trở nên mạnh mẽ chung đúc lại hóa thành thần mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống tôn giáo tứ phủ hôm nay. Mẫu Thượng ngàn đã trở thành vị thần cai quản toàn bộ miền sơn cước.
- Núi ở VN với tư cách chủ Sơn
Mặt khác, về mặt địa lý thì Việt Nam là vùng chịu rất nhiều bão tố nên việc quy hoạch khu vực hành chính hay dân cư ở rất cần có núi, rừng che chắn thì sẽ giảm thiểu thiệt hại từ bão tố, lốc xoáy... Do đó núi chủ sơn thành tiêu chí tối cần thiết khi quy hoạch đô thị. Từ đây các chủ sơn cùng với tụ thủy trở thành hệ tiêu chí không thể thiếu để kiến tạo các thủ đô hay khu dân cư với niềm tin long mạch núi chủ sẽ tạo ra thế vững bền cho triều đại. Núi Ba vì là chủ sơn của thành Thăng Long; Núi Mẫu sơn là chủ sơn của cả vùng Xứ lạng; núi Tam đảo là chủ sơn của cả khu vực Trung du; núi Mã Yên là chủ sơn của kinh đô Hoa Lư; cồn hến và sông Hương là tiền án của kinh thành Huế…Ngoài tác dụng che chắn, chủ sơn còn góp phần chuyển vận sinh khí cho kinh thành, điều này có tính chất quyết định đến sự hưng vong trường tồn của triều đại. Chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, người Việt nam cũng quan niệm hình thế núi quyết định phúc họa của con người. Với ý nghĩa và tầm quan trọng này của Núi chủ mà không thế lực nào được phép xâm hại đến hay phá hoại núi chủ.
- Thờ thần núi – biểu hiện của tri thức bản địa trong ứng xử với tự nhiên
Núi thiêng ở Việt Nam không cô độc mà luôn hiện diện một di sản vật thể đó là những ngôi đền – nơi để thần núi ngự về chứng ngộ tâm linh và cũng là điểm đến cho con người tới đây hành hương vừa kêu cầu tới thần ban phước, vừa là dịp để con người được chiêm ngưỡng sự bao la hùng vĩ của núi rừng mà thấy hết tầm vóc của non sông đất nước. Phát huy hết khả năng và chiều cao của Núi, nghệ thuật quân sự Việt Nam xưa còn sử dụng Núi như những chiến lược quân sự. Trong nhiều triều đại ở Việt Nam, đặc biệt dưới thời Trần, với chế độ hai vua, nhiều vị vua Trần lui về ở ẩn trên những núi cao để trở thành những thiền sư uyên bác, nhưng bên cạnh việc nghiên cứu thiền học để chứng ngộ tâm linh thì địa điểm tu hành trên những núi cao này cũng chính là những trạm gác tiền tiêu của kinh thành Thăng Long mà núi Yên Tử (Quảng Ninh); Côn Sơn (kiếp Bạc) chính là những trạm gác tiền tiêu như thế. Từ đây có thể quan sát khắp vùng Đông bắc tổ quốc mà có thể nhận biết những động thái của quân thù khi đất nước có nguy cơ binh đao khói lửa. Cùng với huyền thoại thần thiêng trên núi, các trạm gác tiền tiêu núp dưới bóng ngôi đền, ngôi chùa, được hoàn toàn giữ bí mật, nhiều nhà sư lỗi lạc của Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc quân báo về kinh thành khi có biến từ những trạm gác như vậy. ở khía cạnh này hiện tượng thờ thần núi không chỉ là vấn đề tín ngưỡng, lễ nghi mà còn góp phần tích cực vào nghệ thuật quân sự của người Việt.
Kết luận:
Với trí tuệ thông minh và óc quan sát, phương châm ứng xử với tự nhiên hài hoà, khai thác tự nhiên một cách có định hướng lâu dài, bền vững tổ tiên người Việt Nam xưa đã để lại cả một di sản về nghệ thuật ứng xử với núi non: dựa vào những tính năng của Núi mà thiết kế chiến lược khai thác; căn cứ vào đặc trưng tâm lý của người dân mà thiết kế chiến lược bảo tồn. Núi ở Việt Nam đã được các thế hệ xưa sử dụng khai thác và phát huy hết tính năng của nó vào các mục đích kinh tế, chính trị, quân sự, y học và tâm linh, môi trường, văn học mà làm nên cả một dòng/ nền văn hoá núi[9].
Cách ứng xử với Núi trong những năm gần đây ở một số địa phương ở Việt Nam để phục vụ cho phát triển đã không kế thừa được tri thức bản địa trong việc bảo vệ di sản thiên nhiên mà còn khai thác bừa bãi, vi phạm thô thiển đến nguyên tắc phát triển bền vững mà núi Tô Thị của Lạng Sơn, Thanh Nghệ …là những ví dụ. “Ôn cố nhi tri tân”, (ôn cũ để biết mới), tìm về quá khứ, nhìn lại bài học của tổ tiên người Việt Nam và cách ứng xử khôn ngoan của người Việt Nam đã để lại cả một di sản văn hóa núi non cho thế hệ hôm nay và cũng là bài học cho con người trong ứng xử với tự nhiên: Nhân cách hoá, linh thiêng hóa và tăng cường quyền năng cho đối tượng cần được giữ gìn, bảo vệ cũng là một trong những chiến lược sắc sảo của người Việt Nam xưa.
Bài học về thế ứng xử hài hòa, sự tôn trọng thiên nhiên của người Việt Nam xưa trong bảo vệ di sản núi non, đã tỏ ra hữu hiệu trong việc ngăn chặn và hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay, vì thế cần được tiếp tục nghiên cứu và phổ biến rộng rãi nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng chặt rừng, phá núi đang diễn ra ở Việt Nam và nhiều quốc gia trong khu vực.
Với giá trị tài sản quý của quốc gia, có nhiều lợi ích cho cộng đồng cư dân trong khu vực. Ngày nay những khu sinh thái Núi vẫn còn đem lại giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ cho du lịch, nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, dược liệu... Đồng thời những vùng sinh thái văn hóa Núi còn là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm cho cho con người. Nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá này cần được bảo vệ để góp phần làm phong phú tính đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới.
Chú thích và tài liệu tham khảo:
Chú thích:
2 Tử điển biểu tượng văn hoa thế giới, tr 703
3 Sách đỏ Việt Nam (2007). Nxb KHCN VN ; Viện điều tra quy hoạch rừng đã thống kế được 904 loài cây có ích ở Núi Tam Đảo. Trong các loài thực vật trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), trà hoa dài (Camellia longicaudata), trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum petelotii), chuỳ hoa leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim tiền (Paris delavayi)...
Về động vật: Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 như: Delacour (1931), Osgood (1932), Bourret (1943)... Sau năm 1954 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các nghiên cưú động vật tại Tam Đảo. Tổng hợp các kết quả điều tra, đã thống kê được 840 loài động vật, trong đó cơ tới 39 loại đặc hữu.
4 Xem phụ lục ảnh
5 Phan Thanh Giản, kí khắc trên bia dựng tại đến thờ nữ thần với ý nghĩa chính: sang tạo, bảo tồn và phát triển.
6 Trịnh Hoài Đức, Gia định thành thông chí
7Thần tích nữ thần núi Mẫu Sơn / Lạng sơn
8 Nhiều câu chuyền về sự trùng phạt của thần núi có rất nhiều chi tiết liên quan đến tính cách phụ nữ
Tài liệu tham khảo
1.Mai thị Ngọc Chúc, Đỗ Thị Hảo. Nữ thần Việt Nam
2.Ngô văn Doanh (2009) Tháp bà Thiên Y A NA. Hành trình của một nữ thần
3.Vương Ngọc Đức (1996) Bí ẩn của Phong Thủy. Nxb VHTT
4. Jean Chevalier A lain Gheerbrant (2010) Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Nxb đà nẵng, trường viết văn Nguyễn Du.
5. Nguyễn Ngọc Mai (2014) Khu du lịch Mẫu Sơn – Lạng sơn những giá trị văn hóa tâm linh bản địa. Kỷ yếu hội thảo khoa học “du lịch Mẫu sơn thực trạng và giải pháp” Sở VHTT tỉnh Lang Sơn.
5. Ngô Đức Thịnh (cb. 1996) Đạo Mẫu Ở Việt Nam. NxbVHTT.
6. Lê Kim Thuyên – Lê Kim Bá Yên (2008) Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc, sở văn hóa, thể thao du lịch Vĩnh Phúc.
7. Lê Kim Thuyên – Lê Kim Bá Yên (2009). Tín ngưỡng thờ mẫu ở Vĩnh Phúc
8. Sách đỏ Việt Nam (2007). Nxb KHCN VN
9. Mẫu Sơn, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phụ lục:Các câu chuyện kể về thần các núi
- Thần núi Tam Đảo
- Thần núi Sam
- Thần núi ba vì
- Thần núi chè
- Thần núi bà đen
- Thần núi cấm
- Thần núi Mẫu sơn
[1] Tử điển biểu tượng văn hoa thế giới, tr 703
[2] Sách đỏ Việt Nam (2007). Nxb KHCN VN ; Viện điều tra quy hoạch rừng đã thống kế được 904 loài cây có ích ở Núi Tam Đảo. Trong các loài thực vật trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), trà hoa dài (Camellia longicaudata), trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum petelotii), chuỳ hoa leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim tiền (Paris delavayi)...
Về động vật: Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 như: Delacour (1931), Osgood (1932), Bourret (1943)... Sau năm 1954 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các nghiên cưú động vật tại Tam Đảo. Tổng hợp các kết quả điều tra, đã thống kê được 840 loài động vật, trong đó cơ tới 39 loại đặc hữu.
Về động vật: Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 như: Delacour (1931), Osgood (1932), Bourret (1943)... Sau năm 1954 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các nghiên cưú động vật tại Tam Đảo. Tổng hợp các kết quả điều tra, đã thống kê được 840 loài động vật, trong đó cơ tới 39 loại đặc hữu.
[3] Xem phụ lục ảnh
[4] Phan Thanh Giản, kí khắc trên bia dựng tại đến thờ nữ thần với ý nghĩa chính: sang tạo, bảo tồn và phát triển.
[5] Trịnh Hoài Đức, Gia định thành thông chí
[6] Dân thuyền bè qua đây thường khấn: Lạy bà cho cả gió đông/ Cho thuyền tôi chạy, cho chồng bà lên
[7] Thần tích nữ thần núi Mẫu Sơn / Lạng sơn
[8] Nhiều câu chuyền về sự trùng phạt của thần núi có rất nhiều chi tiết liên quan đến tính cách phụ nữ
[9] Rất nhiều các di tích co thờ thần đá ở VN những đã được nhân hóa, cải biên lai lịch thành nhân thần, mà dấu tích thờ đá chỉ còn lại cái tên di tích hoặc pho tượng đá gắn với truyền thuyết đã được cải biên như : thờ Thần đá ở Cổ Loa – HN (dưới tích truyện mỵ châu – trọng thủy); Thạch quang Phật ở chùa Dâu ( bắc Ninh) với tích truyện Man Nương; Thần đá ở Bạch Hạc với lý lịch của 2 anh em và Thạch thần - dưới danh xưng Cao Lỗ người đã chế ra nỏ thần dưới thời an dương vương (thờ ở xã Đại Than – Gia Bình, Bắc Ninh) mà Đô lỗ = đá nõ (nõ nường = linga). Xem thêm Nguyễn Duy Hinh, 1996 tr 348