ANH MAU

THỜ MẪU LIỄU Ở VIỆT NAM - NHỮNG GIÁ TRỊ KHÁC BIỆT

 18:56 01/08/2023

Viết về thờ Nữ thần nói chung, về thờ mẫu ở VN nói riêng đã có khá nhiều các nghiên cứu được thực hiện dưới các dạng khác nhau như lược sử thần tích và bình luận (Đặng Văn Lung); Nghiên cứu mô tả dân tộc học có Bùi Văn Tam (2016); So sánh khái quát và nâng lên thành lý luận (Ngô Đức Thịnh 2014); Nghiên cứu ca từ nghi lễ (Barly Norton 2010 ); Nghiên cứu phân tích dưới góc độ nhân học, tâm lý học tôn giáo và tâm lý bệnh học (Nguyễn Ngọc Mai 2013), Nguyễn Thị Hiền (2011)…Ngoài ra còn rất nhiều các bài viết đơn lẻ tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau của hình thức tôn giáo dân gian này (cả phương diện điện thần, ca từ, trang phục, bản hội….). Từ đó cho thấy đây là một loại hình tôn giáo dân gian rất đặc biệt. Đặc biệt cả phương diện thần tích và nghi lễ, nhưng làm nổi rõ giá trị khác biệt của nó thì gần như chưa có một tổng kết riêng biệt nào. Bài viết này tập trung vào tìm hiểu những giai thoại, thần tích, câu chuyện lưu truyền trong các tài liệu đã có về nhân vật thần Mẫu Liễu Hạnh. Kết hợp với cách thức thờ phụng, niềm tin của tín đồ vào Thánh mẫu; phương thức thực hành nghi lễ và những giá trị thặng dư mà thông qua việc thờ cúng, tham gia bản hội thực hành nghi lễ thờ Mẫu các cá nhân, cộng đồng có được. Từ những cứ liệu này bài viết chắt lọc và làm nổi lên những giá trị khác biệt của hiện tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh, thông qua đó góp phần lý giải sức sống mãnh liệt của hiện tượng thờ Mẫu ở VN.

khu bảo tồn Windsor

Cơ sở lý luận - thực tiễn về khả năng đặc biệt của con người

 00:07 03/03/2023

Bài viết cố gắng làm rõ nội hàm khái niệm tâm linh và văn hóa tâm linh của người VN. cung cấp các khái niệm nhà tâm linh, sự xuất hiện tâm linh.
Bài viết đã in trong kỷ yếu hội thảo " Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa tâm linh: thưucj trạng những vấn đề dặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới" tháng 7/2022 tại Hn và tháng 2/ 2023 tại TP HCM.

triết lý nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

triết lý nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

 00:12 13/04/2018

Nằm trong dòng chảy của văn hóa thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vua Hùng không chỉ thể hiện chiều kích ứng xử của hiện tại với quá khứ mà còn là một tín ngưỡng, lễ hội bao hàm nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc của một dân tộc nhận thức rõ rệt về nguồn gốc của mình và mong muốn trao truyền lại cho các thế hệ ngàn sau những mật mã văn hóa. Trong bối cảnh các bài viết về lễ hội đền Hùng cho tới nay không hề ít, bài viết này tập trung vào giải mã các khái niệm liên quan đến vua Hùng và hệ thống các giá trị nhân sinh của tín ngưỡng và lễ hội thờ cúng Hùng Vương.
Key word: Hùng Vương; Kinh đô Phong Châu; Thờ cúng vua tổ.
(bài đã đăng trên tạp chí Tuyên giáo số 4/ 2018

IMG 4219

Giá trị văn hóa của Mộc Bản

 00:49 26/11/2017

Mộc bản là kho di sản quý giá còn lưu lại đến nay nhưng không phải ai cũng được tiếp cận và biết được hết giá trị của nó. Ngoài giá trị về những kiến thức tôn giáo, Mộc bản còn lưu trữ rất nhiều những dung lượng kiến thức khác về chính trị, luật pháp, y học, nghệ thuật...

Một buổi lên đồng

Giá trị của thờ mẫu & nghi lễ lên đồng trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam

 11:04 03/01/2017

1. Đặt vấn đề:
Đạo thờ mẫu và nghi lễ lên đồng đã từng tồn tại ở Việt Nam ít nhất là hơn 10 thế kỷ, đây cũng là một loại hình tôn giáo gây khá nhiều tranh luận cũng như chịu nhiều tai tiếng, điều tiếng, chính vì điều này nên nó đã thu hút không ít các nhà khoa học, các cấp quản lý (văn hóa & tôn giáo). Ngay cả khi hát văn đã được công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể” thì xung quanh nghi lễ lên đồng vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều. Vấn đề không chỉ ở câu hỏi đặt ra “liệu có nên di sản hóa lên đồng” mà còn nằm ở cái ý nghĩa đích thực của đạo thờ mẫu là ở đâu?. Mặc dù công trình chuyên khảo về “nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị” của tôi đã từng đề cập và giải bài toán này một cách khá kĩ lưỡng dưới góc nhìn của tôn giáo học, nhân học, tâm lý bệnh học. Bài viết này một lần nữa khẳng định thêm những giá trị tất yếu của đạo mẫu & nghi lễ lên đồng.

Nghi lễ đưa linh hồn của một mo Tày lên trời

Tìm hiểu những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam

 09:35 17/08/2016

Sự xuất hiện từ rất sớm, và có khả năng tồn tại độc lập với thể chế chính trị, cùng những tác động không nhỏ của tôn giáo tới con người, xã hội và văn hóa đã buộc khoa học xã hội và chính trị học phải nhìn nhận lại tôn giáo như một thực thể xã hội. Điều này đã tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức về tôn giáo nói chung và hệ giá trị của tôn giáo nói riêng. Bài viết này tâp trung vào việc tìm hiểu và làm rõ những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam trên các khía cạnh: luân lý, giáo dục, đạo đức và lịch sử.

TS Nguyễn Ngọc Mai và đoàn công tác tại Đình Tây Đằng - Ba Vì - Hà Nội

Sản nghiệp văn hoá Thăng Long- Hà Nội & một số vấn đề về nhận thức trong mối quan hệ với phát triển KT- XH

 09:31 17/08/2016

Cùng với việc hưởng ứng phát động của UNESCO về thập kỷ văn hoá, công cuộc đổi mới của Đảng sau 1986 đã mở ra luồng gió mới cho phát triển kinh tế xã hội và một bước ngoặt mới trong nhận thức về văn hoá và các giá trị của văn hoá trong phát triển xã hội. Quan điểm này đã được thể hiện trong nghị quyết các kỳ đại hội VI – VII - VIII, văn hoá trở thành nội lực phát triển KT- XH, thành mục tiêu trong phát triển đa ngành trong đó có ngành văn hoá. Ba mươi năm đã qua cũng là ba mươi năm Chính quyền và nhân dân Hà Nội triển khai tinh thần nghị quyết hội nghị TW 4 khoá VII (1993) cho đến nay thực sự cho thấy văn hoá là nguyên nhân, là động lực là mục tiêu của sự phát triển

Giới thiệu quá trình công tác của TS Nguyễn Ngọc Mai

Thời gian Cơ quan công tác Địa chỉ và Điện thoại Chức vụ 1996- 2000 Đại học dân lập đông đô 20 Tôn thất tùng Giảng viên 2000- 2005 Viện nghiên cứu PT KT- XH HN Cung trí thức HN. 8/ tôn thất thuyết Nghiên cứu...

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay1,971
  • Tháng hiện tại50,910
  • Tổng lượt truy cập6,621,755
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây