Giới thiệu Cuốn sách Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị của TS Nguyễn Ngọc Mai

Thứ năm - 17/03/2016 19:47
Công trình nghiên cứu về "Nghi lễ lên đồng: lịch sử và giá trị " đã được bổ xung, sửa chữa và tái bản. Sách đẫ có mặt trên thị trường miền Bắc.Sau khi sửa chữa bổ xung để tham dự giải thưởng năm 2017 của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Công trình nghiên cứu về "Nghi lễ lên đồng" đã  nhanh chóng được chính tác giả và ekip biên tập của nhà xuất bản Hà Nội đưa vào in ấn và phát hành trên toàn quốc. Công trình ra đời là để tri ân với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, tri ân với bạn bè, độc giả và quê hương Nam Định và các Thanh đồng. Sách được biên tập hết sức kỹ lưỡng có nghề, thiết kế đồ họa đẹp và độc đáo, đặc biệt in trên chất liệu giấy siêu nhẹ bắt sáng, không làm mỏi, hoa mắt người đọc.  Sách mới đã có mặt trên thị trường: Đinh lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền và nhiều nhà sách trên địa bàn Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cả nước.
( Các cá nhân, tập thể có nhu cầu mua sách nhưng ở xa có thể liên hệ trực tiếp với số điện thoại sau: 0903266683 - Khánh Ly hoặc liên hệ tác giả: 0982376655 sẽ có dịch vụ gửi sách tận tay)
Giới thiệu Cuốn sách Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị của TS Nguyễn Ngọc Mai
LỜI GIỚI THIỆU
Nghi lễ lên đồng là một hiện tượng văn hóa dân gian phức tạp. Từ khi ra đời, trải qua nhiều thế kỷ, lên đồng có số phận khá thăng trầm trong lịch sử để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Và mới đây, ngày 01/12/2016, tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thủ đô Addis Ababa Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
“Lên đồng không lý giải cuộc sống sau khi chết, cũng không chỉ bảo con người ta cái cách tu dưỡng để thành người quân tử, cũng chẳng có triết lý cao siêu hay phép bí tích nào để dẫn dắt con người tới Thiên đường” như cách đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai. Nhưng lên đồng đã tồn tại và ngự trị trong đời sống tâm linh dân gian Việt Nam từ rất lâu và phát huy những công năng của nó trong một nhóm xã hội không nhỏ là điều không thể phủ nhận, bởi vậy nhất định phải có chức năng riêng của nó.
Một vài công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã hé lộ cho thấy trong lên đồng có vấn đề xuất hiện sự biến đổi tâm lý, ý thức và cả sự có mặt của yếu tố vô thức nhưng đều chưa đi sâu lý giải những khía cạnh này của thực hành nghi lễ. Với quá trình nghiên cứu dài năm, công trình của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai đã cho thấy nghi lễ lên đồng hầu bóng không đơn thuần chỉ là nghi thức tôn giáo tín ngưỡng mà còn là một hiện tượng tâm lý đặc thù giúp các con nhang đệ tử mắc một số tâm bệnh mà y học hiện đại gọi chung là “rối loạn cảm xúc” có thể điều chỉnh trạng thái tâm lý mà hồi tỉnh trở về những trạng thái thông thường. Thậm chí cá biệt ở những căn đồng có trường tâm linh năng lượng còn có thể  “giải phóng năng lượng tiềm ẩn” để vươn tới ngã tâm linh. Bằng cách tiếp cận Nhân học tôn giáo, Tâm lý học tôn giáo và Tâm lý bệnh học, Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Mai đã có nhiều phân tích, lý giải mới mẻ khi tìm về bản chất, công năng của thực hành nghi lễ lên đồng cổ xưa cũng như làm rõ vai trò, tác dụng và giá trị của thực hành nghi lễ lên đồng hiện đại. Bằng việc tiếp cận trực tiếp với các hoạt động thực hành nghi lễ lên đồng của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ; nghiên cứu tất cả các chiều cạnh trong đời sống tâm sinh lý, văn hóa, xã hội của các Thanh đồng với tư cách chủ thể văn hóa của loại hình tín ngưỡng đặc biệt này, tác giả đã cắt nghĩa được những biến đổi trong đời sống tâm sinh lý, đời sống kinh tế - xã hội mang dấu ấn thời đại của các Thanh đồng ngày nay. Những ý thức và động lực hành nghề của các Thanh đồng chịu sự tác động gì từ bên ngoài vào với tư cách là chủ thể xã hội và lĩnh hội gì từ bên trong nghi lễ với tư cách là chủ thể sinh vật cũng được tác giả phân tích, lý giải một cách thuyết phục.
“Nghi lễ lên đồng - Lịch sử và giá trị” không chỉ là tổng hợp của hai công trình luận án Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ  của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Ngọc Mai, mà còn là kết quả của các nghiên cứu khác về mối liên/quan hệ giữa thực hành nghi lễ lên đồng của người Việt và các thực hành Shaman giáo, múa nghi lễ tôn giáo… của người nhiều tộc người khác trên dải đất Việt Nam. Công trình mang tính chất chuyên khảo, có kết cấu chặt chẽ, lôgic với một dung lượng kiến thức, tri thức không nhỏ. Ngoài phần Mở đầuKết luận, sách gồm hai phần, mỗi phần năm chương:
- Phần I: Nghi lễ lên đồng - Lịch sử phát triển.
Chương 1: Lên đồng hầu bóng ở đồng bằng Bắc Bộ và lịch sử phát triển.
Chương 2: Nghi lễ lên đồng hầu bóng ở châu thổ Bắc Bộ và mối quan hệ với các tôn giáo khác trong khu vực.
Chương 3: Nghi lễ lên đồng hầu bóng và tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu ở châu thổ  Bắc Bộ.
Chương 4: Hiện tượng lên đồng hầu bóng ở châu thổ Bắc Bộ từ đổi mới đến nay và những tác động của nền kinh tế thị trường.
Chương 5: Trang phục trong nghi lễ lên đồng - góc nhìn văn hóa.
- Phần II: Chủ thể thực hành và giá trị của nghi lễ lên đồng.
Chương 6: Chủ thể văn hóa lên đồng hầu bóng dưới góc nhìn phân tâm học.
Chương 7: Nghi lễ lên đồng hầu bóng và sự chuyển đổi nhận thức về tâm linh của các Thanh đồng hiện nay.
Chương 8: Bản hội của các Thanh đồng, vốn xã hội và những hệ lụy.
Chương 9: Nghi lễ lên đồng hầu bóng - những giá trị về y học.
Chương 10: Ý nghĩa xã hội, vai trò của nghi lễ lên đồng hầu bóng đối với văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
Cuốn sách là công trình nghiên cứu chuyên khảo công phu, toàn diện về nghi lễ lên đồng với nhiều góc độ của loại hình tín ngưỡng nghi lễ vừa độc đáo vừa đầy tai tiếng mà như tác giả kết luận: “Tồn tại trên nền tảng của tín ngưỡng thờ thánh ở Việt Nam, lên đồng hầu bóng cho dù xét ở góc độ nào đi nữa thì nó vẫn cứ là một dạng diễn xướng văn hóa đặc thù… Nó không chỉ là một cách ứng xử độc đáo mang tính giai cấp mà còn là một hiện tượng văn hóa điển hình mang bản sắc văn hóa Việt. Điều đó thể hiện ở đặc tính tổng hợp, chồng xếp đan xen nhiều sắc thái: tôn giáo tâm lý, văn hóa, xã hội…”.
Ngoài phần nội dung bằng tiếng Việt, trong khi chờ có một bản dịch bằng tiếng Anh cả cuốn sách, tác giả đã tóm tắt nội dung từng chương, tên chương bằng tiếng Anh nhằm giúp các nhà nghiên cứu và độc giả nước ngoài hình dung một cách sơ bộ giá trị của nghi lễ lên đồng trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc ta.
Đánh giá cao những nỗ lực nghiên cứu không ngừng nghỉ, một thái độ làm việc hết sức khoa học, nghiêm túc trong suốt hai mươi lăm năm khó khăn nhất đời người của TS. Nguyễn Ngọc Mai - mà nói như chính chị là “hành trình cảm quan, chấp nhận và hạnh ngộ!” với nghi lễ lên đồng, Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách “Nghi lễ lên đồng - Lịch sử và giá trị” đến đông đảo bạn đọc.
 
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

sứ mệnh của tôn giáo nội sinh Nam bộ

Tôn giáo nội sinh Nam Bộ -  Sứ mệnh những năm đầu thành lập Nguyễn Ngọc Mai 1. Tóm tắt: Thuật ngữ tôn giáo nội sinh Nam bộ cho đến nay không còn xa lạ với bất kỳ nhà nghiên cứu tôn giáo nào ở Việt Nam. Khái niệm nhằm chỉ các tôn giáo được sản sinh bởi các ông Đạo khu vực đồng bằng sông cưu...

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,518
  • Tháng hiện tại30,931
  • Tổng lượt truy cập6,601,776
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây