Hội thảo quốc tế về "nguồn lực tôn giáo, kinh nghiệm quốc tế cho việt nam" là lần thức hai giới khoa học xã hội lên tiếng để cho cộng đồng và giứoi chức thấy được rằng tôn giáo không phải chỉ là " hình thái ý thức xã hội" ; là thực thể xã hội mà tôn...
Hội thảo quốc tế về "nguồn lực tôn giáo, kinh nghiệm quốc tế cho việt nam" là lần thức hai giới khoa học xã hội lên tiếng để cho cộng đồng và giứoi chức thấy được rằng tôn giáo không phải chỉ là " hình thái ý thức xã hội" ; là thực thể xã hội mà tôn giáo với những vị trí và chức năng đặc biệt của mình còn có thể là một nguồn lực to lớn giúp ích cho sự nghiệp thiết lập một cộng đồng xã hội ổn định, nhân văn và xây dựng đất nước phồn thịnh. Cùng với một vài bài viết khác, bài viết "Nguồn lực Tôn giáo ở Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra" của TS nguyễn Ngọc Mai cũng cho thấy trước hết cần hiểu thế nào là nguồn lực tôn giáo và sử dụng nguồn lực tôn giáo trên những phương diện nào và vấn đề đã và đang đặt ra ở Việt Nam là gì. Bài viết đã được báo cáo tại hội thảo quốc tế tổ chức vào tháng 12/2021 và in trong kỷ yếu hội thảo. Xin trân trọng giới thiệu tại đây để những ai quan tâm tham khảo.
Sinh trưởng và phát triển trên núi cao của Yên Bái, cây chè xanh được người dân địa phương trồng, thu hái và chế biến theo phương thức cổ truyền để cho ra sản phẩm chè Bát Tiên độc đáo. Nước trà khi pha có màu xanh trong vắt của núi rừng và mùi thơm thảo mộc tinh khiết. Nhấp một ngụm cho ta cảm giác được nếm dư vị của trời đất và để lại vị ngọt thanh rất lâu trong khoang miệng!
Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ do nhóm nghiên cứu tôn giáo dân gian thực hiên trong 2 năm 2017 - 2018. Công trình đi sâu vào trình bày thực trạng biến đổi của TGDG và những ảnh hưởng của nó đối với phát triển bền vững ở VN.
Thuật ngữ tôn giáo nội sinh Nam bộ cho đến nay không còn xa lạ với bất kỳ nhà nghiên cứu tôn giáo nào ở Việt Nam. Khái niệm nhằm chỉ các tôn giáo được sản sinh bởi các ông Đạo khu vực đồng bằng sông cưu Long thời gian cuối XVIII – đầu XIX. Bao gồm: Bửu sơn Kỳ hương gắn với người sáng lập là Đoàn Văn Huyên , Tứ ân Hiếu nghĩa gắn với nhân vật Ngô Lợi, Hòa Hảo gắn với Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn gắn với nhân vật Nguyễn Văn An…cho đến nay mặc dù vẫn tồn tại như những chi phái tôn giáo độc lập.Tuy nhiên, qua khảo sát về lịch sử phát triển, quá trình hoạt động, tôn chỉ mục đích đặc biệt là phương châm hành đạo và những đóng góp cho vùng văn hóa Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung cho thấy các tôn giáo này có rất nhiều điểm tương đồng. Một trong những điểm chung đó mà chúng tôi đề cập ở đây chính là sứ mệnh của nó thời kỳ khởi thủy. Bài viết đã được đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 10/2020.
Du lịch văn hóa ở VN cũng là một thế mạnh, có nhiều loại hình văn hóa đã được đài truyền hình nổi tiếng thế giới CNN chọn lựa để giới thiệu về con người, văn hóa và đất nước Việt Nam. Trong đó Đạo Mẫu cũng là một sản phẩm du lịch tâm linh văn hóa đặc thù được CNN chọn lựa để giới thiệu về Việt Nam với thế giới.
• Phong tục tập quán của mỗi tộc người đều hình thành và tồn tại trên nền tảng văn hóa, xã hội và phương thức sản xuất của mỗi tộc người. Nó vừa là tri thức tộc người vừa là những mật mã văn hóa đề truyền đạt lại cho thế hệ sau. cũng có phong tục phù hợp và có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay nhưng chưa chắc đã có ý nghĩa và phát huy tác dụng trong cuộc sống tương lai. Vì thế nhiều phong tục xưa đã không còn phù hợp trong đời sống xã hội hiện đại và cần vận động để các phong tục đó không còn được thực thi trong đời sống. Tuy nhiên nếu cứ khoác cho nó cái định danh "Hủ tục" và gán cho mọi phong tục nhìn bên ngoài có vẻ không còn phù hợp nữa thì cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ.
Hủ = gỗ mục, chữ Hủ có bộ nhục bên cạnh ( có nghĩa là thối nát, rữa) phàm vật gì thối nát đều họi là hủ. Tục là tục lệ. Với cách nhìn khô cứng này, suy luận từ tư duy của chủ thể tự cho mình là cao hơn, văn minh hơn và cũng ít hiểu biết về bản chất của tín ngưỡng tôn giáo hay phong tục của các chủ thể khác mà gán cho các phong tục cũ của họ là Hủ tục. cách nhìn này khi thiết kế chính sách đã gây không ít hệ lụy và góp phần làm biến mất nhiều sắc thái văn hóa tộc người. Talk show về "Hủ tục" góp phần định danh lại cho những sắc thái văn hóa xưa và cũng là tiếng nói của các nhà chuyên môn trong vấn đề nhìn nhận về phong tục tập quán của các tộc người thiểu số ở VN.
TS.Nguyễn Ngọc Mai trả lời phóng vấn tại trường quay của truyền hình nhân dân trong chuyên mục góc nhìn văn hóa: "Hủ tục" của đồng bào dân tộc thiểu số.
Chùa Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn khiếm tốn chỉ là dãy nhà tôn nhỏ bé nằm ở phường Mỹ quý- TP Long Xuyên - An Giang. chùa thờ giáo sư Nguyễn An - được coi là tiền bối, giáo chủ của chi phái Phật Giáo hiếu NGhĩa Tà Lơn ở An giang. Chùa có đặc điểm thờ rất nhiều các vị tiền bối có công với dân với nước, thờ Phật và thần nữ. Nhưng ấn tượng hơn cả vẫn là bức Trần Điều màu đỏ thắm trên các ban thờ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy mối liên hệ sâu sắc giữa Phật Giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn và Bửu Sơn Kỳ Hương.
Buổi talk show về hát văn và nghi lễ lên đồng trong trường quay của đài Truyền hình Nhân Dân.
Buổi lễ trao chứng chỉ tốt nghiệp tại phòng truyền thống - khoa đối ngoại của đại học AUT ( New Zealand)
Cuốn sách là một tài liệu tổng hợp về cả phương pháp, cách tiếp cận và sử dụng tư liệu. Tất cả chỉ nhằm một mục đích duy nhất là làm nổi rõ chân dung, những đong góp tạo dựng và cống hiến thầm lặng của một nửa thế giới là phụ nữ cho mảnh đất nghìn năm văn hiến. Vì thế đây cũng là cuốn sách đầu tiên và duy nhất viết về phụ nữ Thăng Long - Hà Nội và những đóng góp của họ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống: gia đình - cộng đồng - xã hội.
Hội thảo với 25 bài tham luận đã nêu lên mọi khía cạnh lịch sử, khảo cổ học, du lịch và tâm linh tôn giáo của khu di tích chi Lăng. Hội thảo cũng là cơ sở lý luận cơ bản để đề án khu dic tích lịch sử Chi Lăng được nâng cấp thanh khu du lịch trọng điểm và di tích quốc gia đặc biệt.
mối quan hệ giữa tin ngưỡng thờ nữ thần và Phật Giáo ở VN là chủ đề không mới. Tuy nhiên khai thác ở khía cạnh dung hợp trong cùng một không gian thiêng và ảnh tượng thì lại là vấn đề rất thú vị.
Sấu đá chầu về đền Hạ ( Minh Quang - Ba Vì) nơi thờ Tản viên sơn thánh
ở các cơ sở tôn giáo của VN có rất nhiều linh vật. Nhưng con linh vật kỳ lạ này chưa biết đặt tên là gì, vì từ hình thù đến tạo tác mỹ thuật rất độc đáo và lạ lẫm.
Tham luận đọc tại hội thảo khoa học: con người Bắc ninh truyền thống và hiện đại (2016) Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, nhưng “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những...