các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo cùng giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh THát

hội thảo khoa học: Vai trò của chùa Thưa trong hệ thống chùa thờ quốc sư Từ Đạo Hạnh

 22:15 27/09/2023

sau 3 tháng triển khai từ điền dã cơ sở khắp các quận nội thành liên quan đến Thánh Láng; tổ chức sưu tầm và dịch thuật tài liệu liên quan. Có sự hỗ trợ của Thầy Thích tâm hiệp về tư liệu và đặc biệt sự hỗ trợ vô điều kiện của Đại Đức Thích Quảng Nghĩa và các Tự viện. Hội thảo " Vai trò của chùa Thưa trong hệ thống chùa thờ quốc sư Từ Đạo Hạnh" đã thành công trên mong đợi.
Đặc biệt hội thảo thu hút được Thiền sư, nhà nghiên cứu Phật học tiếng tăm Lê Mạnh Thát và nhiều Tu sĩ, các chuyên gia hàng đầu tham gia viết bài. CHùa Thưa mặc dù còn tồn tại rất khiêm tốn trong khu cơ quan của viện khoa học công nghệ giao thống số 1252 đường Láng, nhưng sau hội thảo này vị thế và tầm vóc của nó cùng Từ Nương ( vị thần chủ tại đây) đã vượt thời gian hàng chục thế kỷ để khẳng định vị thế của nó trong hệ thống chùa liên quan đến quốc sư Từ Đạo Hạnh.
Hội thảo đã được ba cơ quan truyền thông đưa tin là đài truyền hình Hà Nội, VTC 6 và Phật sự online. Toàn bộ kết quả của Hội thảo đã được tổng luận lại và đăng ở dưới đây.

chup anh vói cán bộ xã ở cô ngân

sứ mệnh lịch sử của Bửu Sơn Kỳ Hương và các tôn giáo nội sinh Nam bộ

 16:39 03/07/2021

Thuật ngữ tôn giáo nội sinh Nam bộ cho đến nay không còn xa lạ với bất kỳ nhà nghiên cứu tôn giáo nào ở Việt Nam. Khái niệm nhằm chỉ các tôn giáo được sản sinh bởi các ông Đạo khu vực đồng bằng sông cưu Long thời gian cuối XVIII – đầu XIX. Bao gồm: Bửu sơn Kỳ hương gắn với người sáng lập là Đoàn Văn Huyên , Tứ ân Hiếu nghĩa gắn với nhân vật Ngô Lợi, Hòa Hảo gắn với Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn gắn với nhân vật Nguyễn Văn An…cho đến nay mặc dù vẫn tồn tại như những chi phái tôn giáo độc lập.Tuy nhiên, qua khảo sát về lịch sử phát triển, quá trình hoạt động, tôn chỉ mục đích đặc biệt là phương châm hành đạo và những đóng góp cho vùng văn hóa Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung cho thấy các tôn giáo này có rất nhiều điểm tương đồng. Một trong những điểm chung đó mà chúng tôi đề cập ở đây chính là sứ mệnh của nó thời kỳ khởi thủy. Bài viết đã được đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 10/2020.

Len Dong 2

Hủ tục hay phong tục không còn phù hợp

 13:09 07/08/2020

• Phong tục tập quán của mỗi tộc người đều hình thành và tồn tại trên nền tảng văn hóa, xã hội và phương thức sản xuất của mỗi tộc người. Nó vừa là tri thức tộc người vừa là những mật mã văn hóa đề truyền đạt lại cho thế hệ sau. cũng có phong tục phù hợp và có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay nhưng chưa chắc đã có ý nghĩa và phát huy tác dụng trong cuộc sống tương lai. Vì thế nhiều phong tục xưa đã không còn phù hợp trong đời sống xã hội hiện đại và cần vận động để các phong tục đó không còn được thực thi trong đời sống. Tuy nhiên nếu cứ khoác cho nó cái định danh "Hủ tục" và gán cho mọi phong tục nhìn bên ngoài có vẻ không còn phù hợp nữa thì cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ.
Hủ = gỗ mục, chữ Hủ có bộ nhục bên cạnh ( có nghĩa là thối nát, rữa) phàm vật gì thối nát đều họi là hủ. Tục là tục lệ. Với cách nhìn khô cứng này, suy luận từ tư duy của chủ thể tự cho mình là cao hơn, văn minh hơn và cũng ít hiểu biết về bản chất của tín ngưỡng tôn giáo hay phong tục của các chủ thể khác mà gán cho các phong tục cũ của họ là Hủ tục. cách nhìn này khi thiết kế chính sách đã gây không ít hệ lụy và góp phần làm biến mất nhiều sắc thái văn hóa tộc người. Talk show về "Hủ tục" góp phần định danh lại cho những sắc thái văn hóa xưa và cũng là tiếng nói của các nhà chuyên môn trong vấn đề nhìn nhận về phong tục tập quán của các tộc người thiểu số ở VN.

Một buổi lên đồng

Giá trị của thờ mẫu & nghi lễ lên đồng trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam

 11:04 03/01/2017

1. Đặt vấn đề:
Đạo thờ mẫu và nghi lễ lên đồng đã từng tồn tại ở Việt Nam ít nhất là hơn 10 thế kỷ, đây cũng là một loại hình tôn giáo gây khá nhiều tranh luận cũng như chịu nhiều tai tiếng, điều tiếng, chính vì điều này nên nó đã thu hút không ít các nhà khoa học, các cấp quản lý (văn hóa & tôn giáo). Ngay cả khi hát văn đã được công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể” thì xung quanh nghi lễ lên đồng vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều. Vấn đề không chỉ ở câu hỏi đặt ra “liệu có nên di sản hóa lên đồng” mà còn nằm ở cái ý nghĩa đích thực của đạo thờ mẫu là ở đâu?. Mặc dù công trình chuyên khảo về “nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị” của tôi đã từng đề cập và giải bài toán này một cách khá kĩ lưỡng dưới góc nhìn của tôn giáo học, nhân học, tâm lý bệnh học. Bài viết này một lần nữa khẳng định thêm những giá trị tất yếu của đạo mẫu & nghi lễ lên đồng.

HauDong

Tìm hiểu những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam

 08:52 03/01/2017

Không giống như các tôn giáo lớn khác ở Việt Nam, tôn giáo truyền thống ở Việt Nam tồn tại khá đa dạng dưới rất nhiều loại hình thờ cúng khác nhau mà nếu phân loại thì có thể chia thành các hình thức sau: thờ nhân thần (gồm những người có công với dân, với nước (đánh giặc, lập làng, lập ấp, truyền nghề, chữa bệnh…) những đối tượng này được thờ tự tại các đình, đền, miếu, nghè và đều được dân tôn xưng là thần, thánh hoặc nhà nước phong kiến trung ương phong thần (hiện nay các cơ sở thờ tự còn lưu giữ được khá nhiều sắc phong như thế); thờ cúng tổ tiên (là hình thức thờ cúng linh hồn tổ tiên trong gia đình, gia tộc); thờ nhiên thần (là hình thức thờ các sức mạnh huyền bí của tự nhiên được coi là có thần: thần núi, thần nước, thần rừng, thần đất, thần cây, thần rắn, thần đá (thạch linh)…

Nghi lễ đưa linh hồn của một mo Tày lên trời

Tìm hiểu những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam

 09:35 17/08/2016

Sự xuất hiện từ rất sớm, và có khả năng tồn tại độc lập với thể chế chính trị, cùng những tác động không nhỏ của tôn giáo tới con người, xã hội và văn hóa đã buộc khoa học xã hội và chính trị học phải nhìn nhận lại tôn giáo như một thực thể xã hội. Điều này đã tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức về tôn giáo nói chung và hệ giá trị của tôn giáo nói riêng. Bài viết này tâp trung vào việc tìm hiểu và làm rõ những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam trên các khía cạnh: luân lý, giáo dục, đạo đức và lịch sử.

Giới thiệu quá trình công tác của TS Nguyễn Ngọc Mai

Thời gian Cơ quan công tác Địa chỉ và Điện thoại Chức vụ 1996- 2000 Đại học dân lập đông đô 20 Tôn thất tùng Giảng viên 2000- 2005 Viện nghiên cứu PT KT- XH HN Cung trí thức HN. 8/ tôn thất thuyết Nghiên cứu...

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay1,968
  • Tháng hiện tại50,907
  • Tổng lượt truy cập6,621,752
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây