Phật giáo Hiếu nghĩa Tà lơn

Thứ sáu - 07/08/2020 11:35
Chùa Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn khiếm tốn chỉ là dãy nhà tôn nhỏ bé nằm ở phường Mỹ quý- TP Long Xuyên - An Giang. chùa thờ giáo sư Nguyễn An - được coi là tiền bối, giáo chủ của chi phái Phật Giáo hiếu NGhĩa Tà Lơn ở An giang. Chùa có đặc điểm thờ rất nhiều các vị tiền bối có công với dân với nước, thờ Phật và thần nữ. Nhưng ấn tượng hơn cả vẫn là bức Trần Điều màu đỏ thắm trên các ban thờ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy mối liên hệ sâu sắc giữa Phật Giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn và Bửu Sơn Kỳ Hương.
ban quản tự chùa PGHNTL ( Mỹ Quý   Long Xuyên   An Giang)
ban quản tự chùa PGHNTL ( Mỹ Quý Long Xuyên An Giang)
- Chùa Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn khiếm tốn chỉ là dãy nhà tôn nhỏ bé nằm ở phường Mỹ quý- TP Long Xuyên - An Giang. chùa thờ giáo sư Nguyễn An - được coi là tiền bối, giáo chủ của chi phái Phật Giáo hiếu NGhĩa Tà Lơn ở An giang. Chùa có đặc điểm thờ rất nhiều các vị tiền bối có công với dân với nước, thờ Phật và thần nữ. Nhưng ấn tượng hơn cả vẫn là bức Trần Điều màu đỏ thắm trên các ban thờ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy mối liên hệ sâu sắc giữa Phật Giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn và Bửu Sơn Kỳ Hương.
Hiện nay các chùa thuộc chi phái Phật Giáo hiếu nghĩa Tà Lơn ở An Giang còn tồn tại không nhiều. Tổ Đình của PGHNTL đặt ở chùa An Binh ( Kiên Lương/ Kiên Giang). Tại đây có ban quản tự chùa và các bộ phận trị sự chuyên lo phát triển đạo và tổ chức các hoạt động tôn giáo của đạo. Toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất của PGHNTL hiện nay gồm 5 chùa, ba am và một cốc phân bổ trên các tỉnh An Giang và Kiên Giang và Đồng THáp. Trong đó  Tiên An Tự ( Tân Hội/ Tân Hiệp/ Kiên Giang) ; An Bình Tự ( TT Kiên Lương/ Kiên Lương/ Kiên Giang);  Long An Tự (P Mỹ quý/ Long Xuyên/ An Giang);  Nam An Tự (Đông Hòa/ An Minh/ Kiên giang);  Dân An Tự ( Tân Khánh/ Lấp vò/ Đồng Tháp) và 3 Am  là Am Kim Quang (An Minh/ Kiên Giang); Am Trung THiên ( Phong ĐIền/ TP.Cần thơ), Am Bửu Liên( P.Bình THủy/ TP.Cần thơ) và 1 Cốc Ngũ Linh( P Cái Khế/ TP. Cần Thơ).
- Hội đồng trị sự hiện nay có 5 ban chính: Ban phổ truyền giáo Lý; ban nghi lễ tôn giáo, ban kiểm soát đạo, ban công tác xã hội, ban tài chính thủ quỹ. Hội đồng trị sự gồm 36 vị.
-  Hệ thống tài liệu về kinh sách đã có: Luật đạo, Chiếc Thánh Đạo. Kinh cứu Khổ, Kinh Phổ môn. Đây là những tài liệu căn bản của PGHNTL sử dụng để răn dạy và truyền bá trong tín đồ nhằm cho việc tu học, trau dồi đạo đức và dụng tâm phát triển đạo.
Mặc dù là một tôn giáo nội sinh còn rất mới mẻ, non trẻ, thậm chí cho đến nay vẫn chưa được cấp tư cách pháp nhân ( mà mới chỉ được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo) theo luật TGTN. Nhưng với cơ cấu tổ chức, nhân sự và cách thức chăm sóc đạo cũng như tín đồ và phương châm hành đạo hiện nay PGHNTL có nhiều tiềm năng để trưởng thành.
tháng7/ 2019

Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

sứ mệnh của tôn giáo nội sinh Nam bộ

Tôn giáo nội sinh Nam Bộ -  Sứ mệnh những năm đầu thành lập Nguyễn Ngọc Mai 1. Tóm tắt: Thuật ngữ tôn giáo nội sinh Nam bộ cho đến nay không còn xa lạ với bất kỳ nhà nghiên cứu tôn giáo nào ở Việt Nam. Khái niệm nhằm chỉ các tôn giáo được sản sinh bởi các ông Đạo khu vực đồng bằng sông cưu...

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay2,922
  • Tháng hiện tại55,530
  • Tổng lượt truy cập6,626,375
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây