khu bảo tồn Windsor

Cơ sở lý luận - thực tiễn về khả năng đặc biệt của con người

 00:07 03/03/2023

Bài viết cố gắng làm rõ nội hàm khái niệm tâm linh và văn hóa tâm linh của người VN. cung cấp các khái niệm nhà tâm linh, sự xuất hiện tâm linh.
Bài viết đã in trong kỷ yếu hội thảo " Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa tâm linh: thưucj trạng những vấn đề dặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới" tháng 7/2022 tại Hn và tháng 2/ 2023 tại TP HCM.

IMG 1382

Hội thảo quốc tế về nguồn lực tôn giaó

 18:07 17/01/2022

Hội thảo quốc tế về "nguồn lực tôn giáo, kinh nghiệm quốc tế cho việt nam" là lần thức hai giới khoa học xã hội lên tiếng để cho cộng đồng và giứoi chức thấy được rằng tôn giáo không phải chỉ là " hình thái ý thức xã hội" ; là thực thể xã hội mà tôn giáo với những vị trí và chức năng đặc biệt của mình còn có thể là một nguồn lực to lớn giúp ích cho sự nghiệp thiết lập một cộng đồng xã hội ổn định, nhân văn và xây dựng đất nước phồn thịnh. Cùng với một vài bài viết khác, bài viết "Nguồn lực Tôn giáo ở Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra" của TS nguyễn Ngọc Mai cũng cho thấy trước hết cần hiểu thế nào là nguồn lực tôn giáo và sử dụng nguồn lực tôn giáo trên những phương diện nào và vấn đề đã và đang đặt ra ở Việt Nam là gì. Bài viết đã được báo cáo tại hội thảo quốc tế tổ chức vào tháng 12/2021 và in trong kỷ yếu hội thảo. Xin trân trọng giới thiệu tại đây để những ai quan tâm tham khảo.

Len Dong 2

Hủ tục hay phong tục không còn phù hợp

 13:09 07/08/2020

• Phong tục tập quán của mỗi tộc người đều hình thành và tồn tại trên nền tảng văn hóa, xã hội và phương thức sản xuất của mỗi tộc người. Nó vừa là tri thức tộc người vừa là những mật mã văn hóa đề truyền đạt lại cho thế hệ sau. cũng có phong tục phù hợp và có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay nhưng chưa chắc đã có ý nghĩa và phát huy tác dụng trong cuộc sống tương lai. Vì thế nhiều phong tục xưa đã không còn phù hợp trong đời sống xã hội hiện đại và cần vận động để các phong tục đó không còn được thực thi trong đời sống. Tuy nhiên nếu cứ khoác cho nó cái định danh "Hủ tục" và gán cho mọi phong tục nhìn bên ngoài có vẻ không còn phù hợp nữa thì cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ.
Hủ = gỗ mục, chữ Hủ có bộ nhục bên cạnh ( có nghĩa là thối nát, rữa) phàm vật gì thối nát đều họi là hủ. Tục là tục lệ. Với cách nhìn khô cứng này, suy luận từ tư duy của chủ thể tự cho mình là cao hơn, văn minh hơn và cũng ít hiểu biết về bản chất của tín ngưỡng tôn giáo hay phong tục của các chủ thể khác mà gán cho các phong tục cũ của họ là Hủ tục. cách nhìn này khi thiết kế chính sách đã gây không ít hệ lụy và góp phần làm biến mất nhiều sắc thái văn hóa tộc người. Talk show về "Hủ tục" góp phần định danh lại cho những sắc thái văn hóa xưa và cũng là tiếng nói của các nhà chuyên môn trong vấn đề nhìn nhận về phong tục tập quán của các tộc người thiểu số ở VN.

Phát biểu về mối quan hệ giữa đạo mẫu với Phật giáo

hội thảo khoa học ở Bắc Ninh

 09:18 17/04/2019

mối quan hệ giữa tin ngưỡng thờ nữ thần và Phật Giáo ở VN là chủ đề không mới. Tuy nhiên khai thác ở khía cạnh dung hợp trong cùng một không gian thiêng và ảnh tượng thì lại là vấn đề rất thú vị.

tiếp biến văn hóa VN trong bối cảnh hội nhập

tiếp biến văn hóa VN trong bối cảnh hội nhập

 15:56 19/01/2019

Tiếp biến văn hóa là kết quả mang tính tất yếu khi tham gia vào quá trình giao lưu, hội nhập của hầu hết các nước trên thế giới. Vn cũng không nằm ngoài quy luật. Trong quá trình đó, như một lẽ tất nhiên, bên cạnh những mặt tích cực " được rất nhiều" là những mặt trái " mất không ít". Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao bản lĩnh văn hóa và "bộ lọc", nhằm phát huy tối nhất sự bồi đắp, làm giàu văn hóa dân tộc và khắc chế tối đa những hệ lụy tiêu cực.

lễ tiên đưa linh hồn thầy Tào lên trời của người Tày Cao Bằng

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống xã hội ở việt nam hiện nay

 09:04 13/11/2017

Bài viết đã đăng trong tạp chí Tuyên giáo số 10/2017.
Với chức năng cơ bản là điểm tựa tinh thần cho con người khi gặp những vấn đề bế tắc trong cuộc sống; là hạt nhân của văn hóa làng/cộng đồng, tín ngưỡng dân gian nói chung, thực hành tín ngưỡng dân gian nói riêng vẫn phát huy những tác dụng nhất định của nó với cá nhân và cộng đồng trong xã hội hiện nay.

khảo sát hoạt động tôn giáo trong gia đình ở Quảng Nam - Thăm tượng đài mẹ Thứ

Du lịch tín ngưỡng tâm linh ở Việt Nam: Khía cạnh kinh tế - xã hội

 08:47 13/11/2017

- Trong bối cảnh văn hóa tâm linh, tôn giáo phục hồi mạnh mẽ ở việt nam trong những năm gần đây thì vấn đề du lịch tâm linh cũng đang là khuynh hướng khá phổ biến trong cộng đồng các tín đồ nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung. Du lịch tâm linh đã góp phần làm khởi sắc thêm các khía cạnh của kinh tế du lịch, giải quyết công việc làm cho nhiều lực lượng lao động nhàn rỗi, tìm ra lối thoát cho kinh tế địa phương, khởi sắc và phục hồi nhiều khía cạnh văn hóa, tín ngưỡng dân gian… nhưng du lịch tâm linh cũng đang kéo theo khá nhiều vấn đề hệ lụy như kinh doanh di tích, tranh chấp giữa các chủ thể quản lý, môi trường văn hóa của di tích bị biến dạng cũng như tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong thực hành tôn giáo tín ngưỡng. Bài viết này tập trung vào tìm hiểu thực trạng du lịch tâm linh ở Việt Nam, những cứ liệu hệ lụy mà hình thức du lịch này đã và đang đem lại trong xã hội VN ngõ hầu tìm ra những nguyên nhân và giải pháp thích hợp.

Một buổi lên đồng

Giá trị của thờ mẫu & nghi lễ lên đồng trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam

 11:04 03/01/2017

1. Đặt vấn đề:
Đạo thờ mẫu và nghi lễ lên đồng đã từng tồn tại ở Việt Nam ít nhất là hơn 10 thế kỷ, đây cũng là một loại hình tôn giáo gây khá nhiều tranh luận cũng như chịu nhiều tai tiếng, điều tiếng, chính vì điều này nên nó đã thu hút không ít các nhà khoa học, các cấp quản lý (văn hóa & tôn giáo). Ngay cả khi hát văn đã được công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể” thì xung quanh nghi lễ lên đồng vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều. Vấn đề không chỉ ở câu hỏi đặt ra “liệu có nên di sản hóa lên đồng” mà còn nằm ở cái ý nghĩa đích thực của đạo thờ mẫu là ở đâu?. Mặc dù công trình chuyên khảo về “nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị” của tôi đã từng đề cập và giải bài toán này một cách khá kĩ lưỡng dưới góc nhìn của tôn giáo học, nhân học, tâm lý bệnh học. Bài viết này một lần nữa khẳng định thêm những giá trị tất yếu của đạo mẫu & nghi lễ lên đồng.

Giới thiệu về Kinh nghiệm và Thành tích nghiên cứu của TS Nguyễn Ngọc Mai

1. Kinh nghiệm và thành tích nghiên cứu trong 5 năm gần đây  1.1. Hướng nghiên cứu chính theo đuổi: * Văn hóa dân gian ;  Văn hóa Hà Nội; * Các loại hình tôn giáo truyền thống * Các vấn đề văn hóa, xã hội 1.2. Danh sách đề tài/dự án nghiên cứu tham gia và chủ trì thực hiện có liên...

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,426
  • Tháng hiện tại5,955
  • Tổng lượt truy cập6,986,520
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây