04:53 05/06/2024
Đây là bài viết về phủ bóng với cách tiếp cận tôn giáo học nhằm làm sáng tỏ vai trò và vị trí của phủ bóng trong tâm thức dân gian Kẻ Giày nói riêng và tâm thức tôn giáo nói chung. Bài đã đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo.
07:56 01/08/2023
Viết về thờ Nữ thần nói chung, về thờ mẫu ở VN nói riêng đã có khá nhiều các nghiên cứu được thực hiện dưới các dạng khác nhau như lược sử thần tích và bình luận (Đặng Văn Lung); Nghiên cứu mô tả dân tộc học có Bùi Văn Tam (2016); So sánh khái quát và nâng lên thành lý luận (Ngô Đức Thịnh 2014); Nghiên cứu ca từ nghi lễ (Barly Norton 2010 ); Nghiên cứu phân tích dưới góc độ nhân học, tâm lý học tôn giáo và tâm lý bệnh học (Nguyễn Ngọc Mai 2013), Nguyễn Thị Hiền (2011)…Ngoài ra còn rất nhiều các bài viết đơn lẻ tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau của hình thức tôn giáo dân gian này (cả phương diện điện thần, ca từ, trang phục, bản hội….). Từ đó cho thấy đây là một loại hình tôn giáo dân gian rất đặc biệt. Đặc biệt cả phương diện thần tích và nghi lễ, nhưng làm nổi rõ giá trị khác biệt của nó thì gần như chưa có một tổng kết riêng biệt nào. Bài viết này tập trung vào tìm hiểu những giai thoại, thần tích, câu chuyện lưu truyền trong các tài liệu đã có về nhân vật thần Mẫu Liễu Hạnh. Kết hợp với cách thức thờ phụng, niềm tin của tín đồ vào Thánh mẫu; phương thức thực hành nghi lễ và những giá trị thặng dư mà thông qua việc thờ cúng, tham gia bản hội thực hành nghi lễ thờ Mẫu các cá nhân, cộng đồng có được. Từ những cứ liệu này bài viết chắt lọc và làm nổi lên những giá trị khác biệt của hiện tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh, thông qua đó góp phần lý giải sức sống mãnh liệt của hiện tượng thờ Mẫu ở VN.
12:50 02/03/2023
Trên hình ảnh là đền thánh Sa châu là vùng đất cùng dải với quất lâm và Thức Hóa, vùng đất có dân định cư từ tyhế kỷ XVI - XVII. Theo truyền khẩu và các nguòn tư liệu gia phả thì dân cư ở đây phần lớn từ làng Gòi ( Hưng Yên) đến lập ấp.
Cư dân tại đây đón nhận Tin Mừng khoảng năm 1730 do các Thừa sai từ Quất lâm đến phục vụ. Năm 1790 các thừa sai cùng với giáo dân xây dựng nhà thờ và giáo họ Sa Châu được thành lập.
12:27 02/03/2023
hoạt động tọa đàm với ban tôn giáo, sở nội vụ Nam đình cùng các ban ngành : Dân vận, Mặt Trận, sở VH nhằm khai thác và nắm bắt được thông tin ban đầu về tình hình quản lý các hoạt động TNTG trên địa bàn tỈnh Nam ĐỊnh.
11:59 02/03/2023
Trong tương quan với hai địa danh phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát (trong quần thể khu đền phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy – Nam Định), Phủ Bóng không thuộc quê cha (thôn Tiên Hương) hay quê mẹ (thôn Vân Cát) của nữ thần Liễu Hạnh, vì thế không ít người, thậm chí các thanh đồng, đạo quan đánh giá thấp vai trò của nó. Bài viết sẽ tập trung lý giải về các lớp tôn giáo dân gian của Phủ Bóng, lịch sử phát triển của nó và chỉ rõ vai trò của nó trong hành trình sáng tạo thần linh trong tôn giáo dân gian của người Việt.
06:07 17/01/2022
Hội thảo quốc tế về "nguồn lực tôn giáo, kinh nghiệm quốc tế cho việt nam" là lần thức hai giới khoa học xã hội lên tiếng để cho cộng đồng và giứoi chức thấy được rằng tôn giáo không phải chỉ là " hình thái ý thức xã hội" ; là thực thể xã hội mà tôn giáo với những vị trí và chức năng đặc biệt của mình còn có thể là một nguồn lực to lớn giúp ích cho sự nghiệp thiết lập một cộng đồng xã hội ổn định, nhân văn và xây dựng đất nước phồn thịnh. Cùng với một vài bài viết khác, bài viết "Nguồn lực Tôn giáo ở Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra" của TS nguyễn Ngọc Mai cũng cho thấy trước hết cần hiểu thế nào là nguồn lực tôn giáo và sử dụng nguồn lực tôn giáo trên những phương diện nào và vấn đề đã và đang đặt ra ở Việt Nam là gì. Bài viết đã được báo cáo tại hội thảo quốc tế tổ chức vào tháng 12/2021 và in trong kỷ yếu hội thảo. Xin trân trọng giới thiệu tại đây để những ai quan tâm tham khảo.
14:57 25/09/2021
Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ do nhóm nghiên cứu tôn giáo dân gian thực hiên trong 2 năm 2017 - 2018. Công trình đi sâu vào trình bày thực trạng biến đổi của TGDG và những ảnh hưởng của nó đối với phát triển bền vững ở VN.
05:39 03/07/2021
Thuật ngữ tôn giáo nội sinh Nam bộ cho đến nay không còn xa lạ với bất kỳ nhà nghiên cứu tôn giáo nào ở Việt Nam. Khái niệm nhằm chỉ các tôn giáo được sản sinh bởi các ông Đạo khu vực đồng bằng sông cưu Long thời gian cuối XVIII – đầu XIX. Bao gồm: Bửu sơn Kỳ hương gắn với người sáng lập là Đoàn Văn Huyên , Tứ ân Hiếu nghĩa gắn với nhân vật Ngô Lợi, Hòa Hảo gắn với Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn gắn với nhân vật Nguyễn Văn An…cho đến nay mặc dù vẫn tồn tại như những chi phái tôn giáo độc lập.Tuy nhiên, qua khảo sát về lịch sử phát triển, quá trình hoạt động, tôn chỉ mục đích đặc biệt là phương châm hành đạo và những đóng góp cho vùng văn hóa Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung cho thấy các tôn giáo này có rất nhiều điểm tương đồng. Một trong những điểm chung đó mà chúng tôi đề cập ở đây chính là sứ mệnh của nó thời kỳ khởi thủy. Bài viết đã được đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 10/2020.
02:09 07/08/2020
• Phong tục tập quán của mỗi tộc người đều hình thành và tồn tại trên nền tảng văn hóa, xã hội và phương thức sản xuất của mỗi tộc người. Nó vừa là tri thức tộc người vừa là những mật mã văn hóa đề truyền đạt lại cho thế hệ sau. cũng có phong tục phù hợp và có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay nhưng chưa chắc đã có ý nghĩa và phát huy tác dụng trong cuộc sống tương lai. Vì thế nhiều phong tục xưa đã không còn phù hợp trong đời sống xã hội hiện đại và cần vận động để các phong tục đó không còn được thực thi trong đời sống. Tuy nhiên nếu cứ khoác cho nó cái định danh "Hủ tục" và gán cho mọi phong tục nhìn bên ngoài có vẻ không còn phù hợp nữa thì cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ.
Hủ = gỗ mục, chữ Hủ có bộ nhục bên cạnh ( có nghĩa là thối nát, rữa) phàm vật gì thối nát đều họi là hủ. Tục là tục lệ. Với cách nhìn khô cứng này, suy luận từ tư duy của chủ thể tự cho mình là cao hơn, văn minh hơn và cũng ít hiểu biết về bản chất của tín ngưỡng tôn giáo hay phong tục của các chủ thể khác mà gán cho các phong tục cũ của họ là Hủ tục. cách nhìn này khi thiết kế chính sách đã gây không ít hệ lụy và góp phần làm biến mất nhiều sắc thái văn hóa tộc người. Talk show về "Hủ tục" góp phần định danh lại cho những sắc thái văn hóa xưa và cũng là tiếng nói của các nhà chuyên môn trong vấn đề nhìn nhận về phong tục tập quán của các tộc người thiểu số ở VN.
22:42 16/04/2019
Hội thảo với 25 bài tham luận đã nêu lên mọi khía cạnh lịch sử, khảo cổ học, du lịch và tâm linh tôn giáo của khu di tích chi Lăng. Hội thảo cũng là cơ sở lý luận cơ bản để đề án khu dic tích lịch sử Chi Lăng được nâng cấp thanh khu du lịch trọng điểm và di tích quốc gia đặc biệt.
00:26 16/03/2019
ở các cơ sở tôn giáo của VN có rất nhiều linh vật. Nhưng con linh vật kỳ lạ này chưa biết đặt tên là gì, vì từ hình thù đến tạo tác mỹ thuật rất độc đáo và lạ lẫm.
04:46 19/01/2019
Cũng như các sinh hoạt tôn giáo của người Việt ở các tộc người Thiểu số luôn có sự xuất hiện của các nhân vật trung gian làm chủ lễ; Mặc dù cũng mang nhiều tính chất của hồn linh luận nhưng các sinh hoạt tôn giáo ở các tộc người thiểu số vẫn mang nhiều nét đặc trưng khác với người Việt, thể hiện ở biểu tượng tôn giáo, các hoạt động lễ nghi tôn giáo và hàm lượng tri thức tộc người.
08:33 27/01/2018
Biến đổi tôn giáo là hiện tượng từng xảy ra trong lịch sử, nhưng biến đổi tuyệt đối về niềm tin và thực hành tôn giáo (cải đạo) ở người Hmông khu vực miền núi phía bắc VN là thực tế cần nhiều tìm hiểu và lý giải.
12:49 25/11/2017
Mộc bản là kho di sản quý giá còn lưu lại đến nay nhưng không phải ai cũng được tiếp cận và biết được hết giá trị của nó. Ngoài giá trị về những kiến thức tôn giáo, Mộc bản còn lưu trữ rất nhiều những dung lượng kiến thức khác về chính trị, luật pháp, y học, nghệ thuật...
11:07 23/11/2017
chuyến điền dã tại một cơ sở đạo giáo ở Hải Dương cho thấy xu hướng phục hồi các loại hình tôn giáo dân gian đang rất mạnh mẽ. thậm chí thu hút cả một PGS triết học về làm môn đệ của đạo giáo. Nhưng khi bước vào thần điện tại đây thì đúng thật là một hỗn độn các thần, triết gia, anh hùng dân tộc...
Bậc đào tạo Tên cơ sở đào tạo Chuyên ngành Năm tốt nghiệp Đại học Đại học tổng hợp Dân học học 1994 Thạc sỹ Viện nghiên cứu văn hóa,Viện Hàn lâm KHXHVN Văn hóa dân...