22:15 27/09/2023
sau 3 tháng triển khai từ điền dã cơ sở khắp các quận nội thành liên quan đến Thánh Láng; tổ chức sưu tầm và dịch thuật tài liệu liên quan. Có sự hỗ trợ của Thầy Thích tâm hiệp về tư liệu và đặc biệt sự hỗ trợ vô điều kiện của Đại Đức Thích Quảng Nghĩa và các Tự viện. Hội thảo " Vai trò của chùa Thưa trong hệ thống chùa thờ quốc sư Từ Đạo Hạnh" đã thành công trên mong đợi.
Đặc biệt hội thảo thu hút được Thiền sư, nhà nghiên cứu Phật học tiếng tăm Lê Mạnh Thát và nhiều Tu sĩ, các chuyên gia hàng đầu tham gia viết bài. CHùa Thưa mặc dù còn tồn tại rất khiêm tốn trong khu cơ quan của viện khoa học công nghệ giao thống số 1252 đường Láng, nhưng sau hội thảo này vị thế và tầm vóc của nó cùng Từ Nương ( vị thần chủ tại đây) đã vượt thời gian hàng chục thế kỷ để khẳng định vị thế của nó trong hệ thống chùa liên quan đến quốc sư Từ Đạo Hạnh.
Hội thảo đã được ba cơ quan truyền thông đưa tin là đài truyền hình Hà Nội, VTC 6 và Phật sự online. Toàn bộ kết quả của Hội thảo đã được tổng luận lại và đăng ở dưới đây.
01:48 04/08/2023
cuốn sách gồm 130 trang chia thành hai phần chính văn và phụ lục. Phần chính văn gồm ba mục lớn: I Vài nét khái quát về địa văn hóa quận Tây Hồ và vùng văn hóa Hồ Tây - Sông Hồng; phần II Di tích đền Cô Bơ Bến Bạc. cũng là nội dung chính của cuốn sách. Phần III: Dền cô Bơ Bến Bạc trong chiến lược phát triển du lịch tâm linh sông Hồng.
Cuối cùng phần phụ lục là các ảnh, tài liệu Hán văn phản ảnh, có liên quan đến Bên Bạc, Đền cô Bơ Bến Bạc.
18:56 01/08/2023
Viết về thờ Nữ thần nói chung, về thờ mẫu ở VN nói riêng đã có khá nhiều các nghiên cứu được thực hiện dưới các dạng khác nhau như lược sử thần tích và bình luận (Đặng Văn Lung); Nghiên cứu mô tả dân tộc học có Bùi Văn Tam (2016); So sánh khái quát và nâng lên thành lý luận (Ngô Đức Thịnh 2014); Nghiên cứu ca từ nghi lễ (Barly Norton 2010 ); Nghiên cứu phân tích dưới góc độ nhân học, tâm lý học tôn giáo và tâm lý bệnh học (Nguyễn Ngọc Mai 2013), Nguyễn Thị Hiền (2011)…Ngoài ra còn rất nhiều các bài viết đơn lẻ tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau của hình thức tôn giáo dân gian này (cả phương diện điện thần, ca từ, trang phục, bản hội….). Từ đó cho thấy đây là một loại hình tôn giáo dân gian rất đặc biệt. Đặc biệt cả phương diện thần tích và nghi lễ, nhưng làm nổi rõ giá trị khác biệt của nó thì gần như chưa có một tổng kết riêng biệt nào. Bài viết này tập trung vào tìm hiểu những giai thoại, thần tích, câu chuyện lưu truyền trong các tài liệu đã có về nhân vật thần Mẫu Liễu Hạnh. Kết hợp với cách thức thờ phụng, niềm tin của tín đồ vào Thánh mẫu; phương thức thực hành nghi lễ và những giá trị thặng dư mà thông qua việc thờ cúng, tham gia bản hội thực hành nghi lễ thờ Mẫu các cá nhân, cộng đồng có được. Từ những cứ liệu này bài viết chắt lọc và làm nổi lên những giá trị khác biệt của hiện tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh, thông qua đó góp phần lý giải sức sống mãnh liệt của hiện tượng thờ Mẫu ở VN.
00:03 23/12/2019
Cuốn sách là một tài liệu tổng hợp về cả phương pháp, cách tiếp cận và sử dụng tư liệu. Tất cả chỉ nhằm một mục đích duy nhất là làm nổi rõ chân dung, những đong góp tạo dựng và cống hiến thầm lặng của một nửa thế giới là phụ nữ cho mảnh đất nghìn năm văn hiến. Vì thế đây cũng là cuốn sách đầu tiên và duy nhất viết về phụ nữ Thăng Long - Hà Nội và những đóng góp của họ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống: gia đình - cộng đồng - xã hội.
Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nói rõ Đặng Thị Huệ sinh năm nào, chỉ biết người đẹp Kinh Bắc mất năm 1783. Đặng Thị Huệ xuất thân là cô gái con nhà nho ở làng Phù Đổng tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Gia lâm ngoại thành Hà Nội). Mặc dù trong chính sử phê phán về nàng rất khe khắt, nhưng nhân dân quê...