Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung

Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung

 04:53 05/06/2024

Đây là bài viết về phủ bóng với cách tiếp cận tôn giáo học nhằm làm sáng tỏ vai trò và vị trí của phủ bóng trong tâm thức dân gian Kẻ Giày nói riêng và tâm thức tôn giáo nói chung. Bài đã đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo.

nhà thờ giáo xứ An Đạo   Hải An   Hải Hậu

nguồn lực tín ngưỡng, tôn giáo ở Nam định

 04:37 05/06/2024

là một địa bàn với trữ lượng các cơ sở TNTG dày đặc nhưng Nam Định chưa bao giờ chú ý đến khía cạnh tận dụng nguồn lực TNTG để phát triển KT-XH. Bài viết dưới đây dựa trên cuộc khảo sát kéo dài 2 tháng của nhóm nghiên cứu về TNTG ở Nam định và tập trung vào các nội dung nguồn lực TNTG là gì, hiểu như thế nào về giá trị của TNTG với tư cách là nguồn lực để thúc đẩy phát triển kt- xh. đồng thời cũng chỉ ra vai trò của quản lý nhà nước trong việc phát huy nguồn lực TNTG.

báo cao chuyen đề về BSKH

báo cao khoa học về Bửu sơn Kỳ hương và các hệ phái

 10:22 25/11/2023

Báo cao chuyên đề tại sinh hoạt khoa học ở viện nghiên cứu tôn giáo

các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo cùng giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh THát

hội thảo khoa học: Vai trò của chùa Thưa trong hệ thống chùa thờ quốc sư Từ Đạo Hạnh

 11:15 27/09/2023

sau 3 tháng triển khai từ điền dã cơ sở khắp các quận nội thành liên quan đến Thánh Láng; tổ chức sưu tầm và dịch thuật tài liệu liên quan. Có sự hỗ trợ của Thầy Thích tâm hiệp về tư liệu và đặc biệt sự hỗ trợ vô điều kiện của Đại Đức Thích Quảng Nghĩa và các Tự viện. Hội thảo " Vai trò của chùa Thưa trong hệ thống chùa thờ quốc sư Từ Đạo Hạnh" đã thành công trên mong đợi.
Đặc biệt hội thảo thu hút được Thiền sư, nhà nghiên cứu Phật học tiếng tăm Lê Mạnh Thát và nhiều Tu sĩ, các chuyên gia hàng đầu tham gia viết bài. CHùa Thưa mặc dù còn tồn tại rất khiêm tốn trong khu cơ quan của viện khoa học công nghệ giao thống số 1252 đường Láng, nhưng sau hội thảo này vị thế và tầm vóc của nó cùng Từ Nương ( vị thần chủ tại đây) đã vượt thời gian hàng chục thế kỷ để khẳng định vị thế của nó trong hệ thống chùa liên quan đến quốc sư Từ Đạo Hạnh.
Hội thảo đã được ba cơ quan truyền thông đưa tin là đài truyền hình Hà Nội, VTC 6 và Phật sự online. Toàn bộ kết quả của Hội thảo đã được tổng luận lại và đăng ở dưới đây.

Bến Bạc hiện nay

hội thảo về Bến Bạc và đền cô Bơ bến Bạc

 14:15 08/08/2023

hội thảo về Bến bạc và đền cô Bơ Bến Bạc đã không chỉ đem lại những kết quả nghiên cứu mới về Bến Bạc mà còn cho thấy mối liên hệ gắn bó hữu cơ giữa Bến Bạc với đền Cô Bơ và dòng chảy sông Hồng. Đặc biệt với các căn cứ, sử liệu đã tái hiện lại vị thế của làng Bạc với đủ cơ cấu Sĩ - Nông - Công - Thương và là làng nơi có cảng sông lớn ngay từ những năm đầu Công nguyên.

ANH MAU

THỜ MẪU LIỄU Ở VIỆT NAM - NHỮNG GIÁ TRỊ KHÁC BIỆT

 07:56 01/08/2023

Viết về thờ Nữ thần nói chung, về thờ mẫu ở VN nói riêng đã có khá nhiều các nghiên cứu được thực hiện dưới các dạng khác nhau như lược sử thần tích và bình luận (Đặng Văn Lung); Nghiên cứu mô tả dân tộc học có Bùi Văn Tam (2016); So sánh khái quát và nâng lên thành lý luận (Ngô Đức Thịnh 2014); Nghiên cứu ca từ nghi lễ (Barly Norton 2010 ); Nghiên cứu phân tích dưới góc độ nhân học, tâm lý học tôn giáo và tâm lý bệnh học (Nguyễn Ngọc Mai 2013), Nguyễn Thị Hiền (2011)…Ngoài ra còn rất nhiều các bài viết đơn lẻ tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau của hình thức tôn giáo dân gian này (cả phương diện điện thần, ca từ, trang phục, bản hội….). Từ đó cho thấy đây là một loại hình tôn giáo dân gian rất đặc biệt. Đặc biệt cả phương diện thần tích và nghi lễ, nhưng làm nổi rõ giá trị khác biệt của nó thì gần như chưa có một tổng kết riêng biệt nào. Bài viết này tập trung vào tìm hiểu những giai thoại, thần tích, câu chuyện lưu truyền trong các tài liệu đã có về nhân vật thần Mẫu Liễu Hạnh. Kết hợp với cách thức thờ phụng, niềm tin của tín đồ vào Thánh mẫu; phương thức thực hành nghi lễ và những giá trị thặng dư mà thông qua việc thờ cúng, tham gia bản hội thực hành nghi lễ thờ Mẫu các cá nhân, cộng đồng có được. Từ những cứ liệu này bài viết chắt lọc và làm nổi lên những giá trị khác biệt của hiện tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh, thông qua đó góp phần lý giải sức sống mãnh liệt của hiện tượng thờ Mẫu ở VN.

sách biến đổi

sách mới

 14:57 25/09/2021

Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ do nhóm nghiên cứu tôn giáo dân gian thực hiên trong 2 năm 2017 - 2018. Công trình đi sâu vào trình bày thực trạng biến đổi của TGDG và những ảnh hưởng của nó đối với phát triển bền vững ở VN.

chup anh vói cán bộ xã ở cô ngân

sứ mệnh lịch sử của Bửu Sơn Kỳ Hương và các tôn giáo nội sinh Nam bộ

 05:39 03/07/2021

Thuật ngữ tôn giáo nội sinh Nam bộ cho đến nay không còn xa lạ với bất kỳ nhà nghiên cứu tôn giáo nào ở Việt Nam. Khái niệm nhằm chỉ các tôn giáo được sản sinh bởi các ông Đạo khu vực đồng bằng sông cưu Long thời gian cuối XVIII – đầu XIX. Bao gồm: Bửu sơn Kỳ hương gắn với người sáng lập là Đoàn Văn Huyên , Tứ ân Hiếu nghĩa gắn với nhân vật Ngô Lợi, Hòa Hảo gắn với Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn gắn với nhân vật Nguyễn Văn An…cho đến nay mặc dù vẫn tồn tại như những chi phái tôn giáo độc lập.Tuy nhiên, qua khảo sát về lịch sử phát triển, quá trình hoạt động, tôn chỉ mục đích đặc biệt là phương châm hành đạo và những đóng góp cho vùng văn hóa Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung cho thấy các tôn giáo này có rất nhiều điểm tương đồng. Một trong những điểm chung đó mà chúng tôi đề cập ở đây chính là sứ mệnh của nó thời kỳ khởi thủy. Bài viết đã được đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 10/2020.

Đoàn thiện nguyện của trung tâm nghiên cứu văn hóa Cổ phương Đông chụp ảnh lưu niệm với cán bộ xã Cô Ngân, huyện Hạ Lang, Cao Bằng

Hoat động từ thiện tại huyện Hạ Lang, Cao Bằng

 10:05 22/01/2018

Đoàn thiện nguyện của trung tâm nghiên cứu văn hóa Cổ phương Đông chụp ảnh lưu niệm với cán bộ xã Cô Ngân, huyện Hạ Lang, Cao Bằng trong đợt thiện nguyện tháng 1/ 2018 nhân dịp tết Mậu Tuất

chủ hộ  nghèo với những xuất qua tết do trung tâm nghiên cứu văn hóa cổ phương Đông tổ chức ngày 20/1/ 2018

Hoạt động thiện nguyện chia quà tết cho hộ nghèo tại Cao Bằng

 09:59 22/01/2018

chủ hộ nghèo với những xuất quà tết do Trung tâm nghiên cứu văn hóa cổ phương Đông tổ chức ngày 20/1/ 2018

tư thiện cao bằng 3

Đoàn thiện nguyện của Trung tâm nghiên cứu văn hóa cổ phương Đông chuẩn bị thiện nguyện tại xã Cô Ngân - Hạ Lang - Cao Bằng

 11:15 18/01/2018

Bên những thùng hàng nghĩa tình, đoàn thiện nguyện của Trung tâm nghiên cứu văn hóa cổ phương Đông chuẩn bị thiện nguyện tại xã Cô Ngân - Hạ Lang - Cao Bằng

Công trình đoạt giải Nhì A do hội văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng 12/ 2017.

Giới thiệu sách mới

 09:05 10/12/2017

Công trình nghiên cứu về "Nghi lễ lên đồng: lịch sử và giá trị " đã được bổ xung, sửa chữa và tái bản. Sách đẫ có mặt trên thị trường miền Bắc.Sau khi sửa chữa bổ xung để tham dự giải thưởng năm 2017 của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Công trình nghiên cứu về "Nghi lễ lên đồng" đã  nhanh chóng được chính tác giả và ekip biên tập của nhà xuất bản Hà Nội đưa vào in ấn và phát hành trên toàn quốc. Công trình ra đời là để tri ân với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, tri ân với bạn bè, độc giả và quê hương Nam Định và các Thanh đồng. Sách được biên tập hết sức kỹ lưỡng có nghề, thiết kế đồ họa đẹp và độc đáo, đặc biệt in trên chất liệu giấy siêu nhẹ bắt sáng, không làm mỏi, hoa mắt người đọc.  Sách mới đã có mặt trên thị trường: Đinh lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền và nhiều nhà sách trên địa bàn Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cả nước.
( Các cá nhân, tập thể có nhu cầu mua sách nhưng ở xa có thể liên hệ trực tiếp với số điện thoại sau: 0903266683 - Khánh Ly hoặc liên hệ tác giả: 0982376655 sẽ có dịch vụ gửi sách tận tay)

Nhớ về giải thưởng  cho công trình nghiên cứu về mô hình quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng.2004

Giải thưởng công trình khoa học về cai nghiện ma túy

 02:42 03/12/2017

Công trình là một phần của nội dung báo cáo tổng hợp đề tài cấp thành phố: " quản lý cai nghiện và sau cai".

ban thờ ngũ hổ tại đền mẫu / Tam Đảo

Bàn về khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng

 08:42 23/11/2017

Khái niêm và loại hình tôn giáo, tín ngưỡng với những nội hàm như thế nào vẫn là đề tài gây tranh luận ở việt nam và hiện chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, giới quản lý. Trong bối cảnh nhà nghiên cứu chịu sự chi phối từ các khái niệm quan phương, bài viết này tập trung vào lược thuật các khái niệm, quan niệm của các nhà nghiên cứu tôn giáo tây - ta, ngõ hầu làm rõ thêm nội hàm các khái niệm.

Một buổi hầu đồng

Nghiên cứu tôn giáo truyền thống ở Việt Nam những thành tựu và thách thức

 23:02 02/01/2017

1. Khái niệm về TGTT và những tranh luận
Tôn giáo truyền thống là khái niệm mà Viện nghiên cứu tôn giáo đưa ra trong những năm trở lại đây để chỉ một loại hình tôn giáo vẫn thường được gọi bằng khái niệm tín ngưỡng/ tín ngưỡng dân gian. Trên thực tế thì loại hình tôn giáo này cũng đã được giới học thuật thế giới gọi bằng nhiều khái niệm khác nhau tùy theo cách tiếp cận khác nhau với loại hình tôn giáo này mà nó được gọi là ‘tôn giáo sơ khai’ (Tocarep); “Tôn giáo nguyên thủy”(Unixôn Uônlixơ); Đa thần luận (Vônnay, 1971 , Oguytsto Conto 1910 ) hay “tôn giáo trình độ thấp” (Tomaxow A helixow (1940); “tôn giáo tự nhiên” (Tile) hoặc “Đa thần giáo”…

Giới thiệu về Kinh nghiệm và Thành tích nghiên cứu của TS Nguyễn Ngọc Mai

1. Kinh nghiệm và thành tích nghiên cứu trong 5 năm gần đây  1.1. Hướng nghiên cứu chính theo đuổi: * Văn hóa dân gian ;  Văn hóa Hà Nội; * Các loại hình tôn giáo truyền thống * Các vấn đề văn hóa, xã hội 1.2. Danh sách đề tài/dự án nghiên cứu tham gia và chủ trì thực hiện có liên...

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay964
  • Tháng hiện tại19,731
  • Tổng lượt truy cập6,904,688
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây