16:39 03/07/2021
Thuật ngữ tôn giáo nội sinh Nam bộ cho đến nay không còn xa lạ với bất kỳ nhà nghiên cứu tôn giáo nào ở Việt Nam. Khái niệm nhằm chỉ các tôn giáo được sản sinh bởi các ông Đạo khu vực đồng bằng sông cưu Long thời gian cuối XVIII – đầu XIX. Bao gồm: Bửu sơn Kỳ hương gắn với người sáng lập là Đoàn Văn Huyên , Tứ ân Hiếu nghĩa gắn với nhân vật Ngô Lợi, Hòa Hảo gắn với Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn gắn với nhân vật Nguyễn Văn An…cho đến nay mặc dù vẫn tồn tại như những chi phái tôn giáo độc lập.Tuy nhiên, qua khảo sát về lịch sử phát triển, quá trình hoạt động, tôn chỉ mục đích đặc biệt là phương châm hành đạo và những đóng góp cho vùng văn hóa Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung cho thấy các tôn giáo này có rất nhiều điểm tương đồng. Một trong những điểm chung đó mà chúng tôi đề cập ở đây chính là sứ mệnh của nó thời kỳ khởi thủy. Bài viết đã được đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 10/2020.
00:17 30/04/2018
cho đến nay vẫn còn nhiều miếu, đền, chùa dọc khu vực triền sông Đáy, nằm trên địa phận các huyện Quốc Oai, Hoài Đức thờ bà chúa nghề tằm tang. Mặc dù người dân nơi đây đều không còn giữ được nghề, nhưng ký ức về lễ hạ điền tang vẫn được một số cụ già còn nhớ. Chỉ tiếc rằng bà chúa là ai, thân thế, sự nghiệp thế nào cho đến nay vẫn là câu hỏi ngỏ chưa có lời giải đáp.
20:33 27/01/2018
Biến đổi tôn giáo là hiện tượng từng xảy ra trong lịch sử, nhưng biến đổi tuyệt đối về niềm tin và thực hành tôn giáo (cải đạo) ở người Hmông khu vực miền núi phía bắc VN là thực tế cần nhiều tìm hiểu và lý giải.
Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nói rõ Đặng Thị Huệ sinh năm nào, chỉ biết người đẹp Kinh Bắc mất năm 1783. Đặng Thị Huệ xuất thân là cô gái con nhà nho ở làng Phù Đổng tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Gia lâm ngoại thành Hà Nội). Mặc dù trong chính sử phê phán về nàng rất khe khắt, nhưng nhân dân quê...