Trang web cá nhân của TS Nguyễn Ngọc Mai - Viện Nghiên cứu Tôn giáo

https://khaitue.edu.vn


báo cao khoa học về Bửu sơn Kỳ hương và các hệ phái

Báo cao chuyên đề tại sinh hoạt khoa học ở viện nghiên cứu tôn giáo
báo cao chuyen đề về BSKH
Một số nội dung cơ bản của Bửu Sơn Kỳ Hương:
1)  Học Phật: 

•Học phật ở BSKH là học từ đức tính, nhân cách và lẽ sống trọn cả cuộc đời hy sinh cho quần chúng cần lao của đức Phật cứ không phải là học kinh Phật.
•học Phật ở đây là lấy tố chất con người, hành vi, nhân cách đạo đức của đức Phật và sự nghiệp không mệt mỏi cứu vớt chúng sinh của Ngài làm tấm gương để noi theo, làm theo.
•Không bám lấy kinh tạng của Phật giáo để truyền mà lấy con người và phẩm hạnh của đức Phật để rèn đạo đức lối sống cho các tín đồ của mình. Vì vậy Phật trong giáo lý giảng truyền của BSKH không xuất hiện với tư cách đấng cứu thế mà xuất hiện với tư cách một mẫu hình, một nhân cách chuẩn để tín đồ noi theo, học theo và làm theo. Tác dụng của cách giáo dục này khiến cho tín đồ của BSKH không thoát ly cuộc sống mà bám vào cuộc sống, tu rèn nhân cách của mình theo hình mẫu lý tưởng
•Điều này thấy rõ khi Phật Thầy Tây An luận về ân Tam Bảo “Do bởi đức Phật luôn chỉ dẫn và cứu vớt quần sanh thoát miền mê khổ nên ta hãy kính trọng Phật, hãy tin tưởng và tín nhiệm và cuộc đời và sự nghiệp của đức phật, làm theo những chỉ dẫn do các chư tăng cho biết… Bổn phận chúng ta phải noi theo tri – đức của tiền nhân, hầu làm cho trí tuệ minh mẫn, đặng đi lên con dường giải thoát, dẫn dắt giùm kẻ sa cơ và nhứt là phải khai thông nền đạo đức, đặng cái tinh thần từ bi bác ái được reo rải khắp nơi nơi trong bá tánh. Như thế mới không phụ cái công trình vĩ đại của đức phật và tiền nhân để lại và không đắc tội với kẻ đời sau vậy”

                                                                                                         (Dật sĩ & Nguyễn Văn Hầu, Thất sơn màu nhiệm, tr.79)

2)  Tu Nhân. •Tu nhân của  Đoàn Minh Huyên là kết hợp ở cả hai hệ tư tưởng Phật – Nho để lẩy ra những nội dung phù hợp nhưng được Việt Nam hóa cho phủ hợp với tư duy, tâm thức và tiêu chuẩn hình mẫu của VN mà thành khái niệm Tứ ân: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo và Ân đồng bào nhân loại.
• Như vậy thì cái vỏ khái niệm Tu nhân là của Nho giáo. Nhưng nội hàm khái niệm lại là Phật – Nho – đạo đức Việt. Tu ở đây không phải hành vi trốn đời hành đạo vào chùa, mà tu = rèn dũa, giáo dưỡng, điều chỉnh và tự điều chỉnh nhận thức, tư duy và hành động của con người.
Nội dung chính của Tứ ân: 
•Ân tổ tiên cha mẹ: chăm chỉ nghe lời, không nên làm phiền lòng cha mẹ; khuyên can cha mẹ nếu cha mẹ làm điều trái với nhân đạo; khi cha mẹ già yếu thì ráng lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, bệnh hoạn ốm đau; cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước thọ; khi cha mẹ quá vãng hãy tu cầu cho linh hồn được siêu thăng nơi miền Phật cảnh. Ơn tổ tiên thể hiện cụ thể là không làm những điều gì điếm nhục đến tổ tông; nếu không  may tổ tiên gieo họa đau thương thì con cháu phải quyết chí tu cầu, ráng làm điều đạo nghĩa để rửa nhục tổ đường.
Ân đất nước: “con người ta sống và lớn lên là nhờ tấc đất ngọn rau, vì vậy muốn cho cuộc sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ thì mỗi con người phải có bổn phận bảo vệ đất nước; nâng đỡ quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho quê hương trở nên cường thịnh; cứu nước khi bị ngoại xâm thống trị. Bờ cõi vững vàng thân ta mới yên; quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm”.
Ân Tam Bảo: con ngưới cá nhân cần có sự giúp đỡ của Phật – Pháp – Tăng để khai mở trí óc cho sáng suốt. Phật là đấng toàn thiện, toàn mỹ, bác ái vô cùng quyết cứu vớt chúng sanh khỏi vòng trầm luân khổ ải nên ngài mới truyền giáo pháp. Do bởi đức Phật luôn chỉ dẫn và cứu vớt quần sanh thoát miền mê khổ nên ta hãy kính trọng Phật, hãy tin tưởng và tín nhiệm và cuộc đời và sự nghiệp của đức Phật, làm theo những chỉ dẫn do các chư tăng cho biết. Tổ tiên ta đã hiểu rõ sự nhiệm màu lòng quảng ái của Phật đối với chúng sanh nên kính trọng sùng bái ngài, hành động đúng theo khuôn khổ ngài dạy
Ân đồng bào nhân loại: Đồng bào ta và ta cùng chung một chủng tộc, cùng một nòi giống roi truyền (gia truyền?), cùng có những trang sử vẻ vang oanh liệt, cùng tương trợ lẫn nhau trong cơn nguy biến, cùng chung phận sự đào tạo một tương lai rực rỡ trong bước tiền - đồ của giang -  san đất nước. Đồng bào ta và ta có một liên quan mật thiết không thể rời nhau, chẳng thể  và chẳng khi nào có ta mà không có đồng bào, hay có đồng bào mà không có ta. Thế nên ta phải ráng giúp đỡ họ hầu đáp đền cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.
3) •Giáo lý của BSKH có sự kết hợp của cả hai tư tưởng: Phật (chú về đạo đức), Nho (chú về hành xử).
•Phật Thầy Tây An không bê nguyên xi các nội dung triết học của Phật Giáo như Tứ diệu đế hay Bát chính đạo để nhồi sọ tín đồ (bởi với trình độ của dân lưu tán, nông dân của Tây Nam Bộ đương thời điều này là không có tác dụng).
•không xưng tụng toàn bộ triết thuyết Nho gia với tam cương ngũ thường… mà ông đã kết hợp nhuần nhị cả hai và diễn đạt đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, dễ thực hiện và cũng phù hợp với tâm lý cá nhân người Việt cũng như nhu cầu và tâm lý xã hội lúc bất giờ để làm thành phương châm giáo hóa con người.
•  tu nhân của BSKH không phải chỉ để tu ( thoát đời) mà tu để hành sự cho bản thân, gia đình, và cộng đồng.
•Có thể nói trong tín điều của mình BSKH đã khéo léo đưa cả tư tưởng triết học (Phật giáo) và luân lý Nho giáo để chuyển tải thành khuôn mẫu lối sống và lẽ sống cho tín đồ của mình. Vì thế nó được coi là dòng tôn giáo đạo lý.
4) Các Hệ phái của  Bửu sơn kỳ hương ( 1949)
-  Tứ ân hiếu nghĩa (1851)
-  Đạo ông cử đa (1867)
-  Đạo Sư vãi bán khoai ( 1901)
-  Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn ( 1921)
-  Phật giáo Hòa Hảo ( 1939)
5) chiến lược hoạt động
•Quy tụ dân chúng lưu tán khắp nơi tụ về An giang ( vùng thất sơn, Tri tôn)
•Chữa bệnh cho người nghèo khó
•Giảng về tứ ân và hội Long Hoa ( có tác dụng tẩy não thay đổi nhận thức cá nhân và hoàn thiện nhân cách con người ( tổ chức lại đời sống cá nhân)
•Kết nạp tín đồ và tổ chức khẩn hoang lập làng xã mới tổ chức lại đời sống cộng đồng (Trại ruộng, trại rẫy, trại cưa…( ở Thới sơn, láng linh); Hàng loạt làng An định, An hòa, An lập…ở núi Tượng ( tri tôn)
• Tổ chức lực lượng vũ trang kháng Pháp (các trận rừng bảy thưa; và các cuộc nổi dậy kháng pháp của đội quân Tứ ân từ các năm 1878 - 1890)
6) Đặc trưng của chùa BSKH và các chùa thuộc hệ phái
•Là công trình tôn giáo tâm linh tổng hợp với tất cả chức năng của chùa – đình – đền – miếu. Ở đó thờ tất cả các đấng thiêng mà theo người Việt là có thể lấy đó làm gương để tu nhân tích đức hay cầu xin trợ giúp
•Luôn luôn quay hướng Đông(hướng hỉ thần) để người chiêm bái sẽ quay mặt về hướng Tây (hướng Phật). Ở một phương diện khác về mặt phương vị hướng Đông cũng là hướng của hành Mộc có đặc trưng màu xanh ứng với mùa xuân. Ở khía cạnh này các tôn giáo nội sinh đã đảm bảo được 2 điều cả về tôn giáo và triết học: con người vẫn có thể hướng tới Phật trong một không gian tràn
7) Những đặc điểm chung của BSKH và các Hệ phái
• Đều lấy học phật - tu nhân làm xương sống của Đạo
•Lấy tứ ân làm phương châm tu hành cơ bản ( có phát triển thêm ở Tứ ân hiếu nghĩa và PGHNTL: )
•Đều thờ biểu tượng trần điều/ Trần dà (HH) làm biểu tượng
•Người tu hành không li gia cắt ái
•Tu sĩ  Ăn mặc giữ bản sắc Việt: áo thâm, quần chân què, búi tóc củ hành
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây