hội thảo khoa học: Vai trò của chùa Thưa trong hệ thống chùa thờ quốc sư Từ Đạo Hạnh

Thứ tư - 27/09/2023 22:15
sau 3 tháng triển khai từ điền dã cơ sở khắp các quận nội thành liên quan đến Thánh Láng; tổ chức sưu tầm và dịch thuật tài liệu liên quan. Có sự hỗ trợ của Thầy Thích tâm hiệp về tư liệu và đặc biệt sự hỗ trợ vô điều kiện của Đại Đức Thích Quảng Nghĩa và các Tự viện. Hội thảo " Vai trò của chùa Thưa trong hệ thống chùa thờ quốc sư Từ Đạo Hạnh" đã thành công trên mong đợi.
Đặc biệt hội thảo thu hút được Thiền sư, nhà nghiên cứu Phật học tiếng tăm Lê Mạnh Thát và nhiều Tu sĩ, các chuyên gia hàng đầu tham gia viết bài. CHùa Thưa mặc dù còn tồn tại rất khiêm tốn trong khu cơ quan của viện khoa học công nghệ giao thống số 1252 đường Láng, nhưng sau hội thảo này vị thế và tầm vóc của nó cùng Từ Nương ( vị thần chủ tại đây) đã vượt thời gian hàng chục thế kỷ để khẳng định vị thế của nó trong hệ thống chùa liên quan đến quốc sư Từ Đạo Hạnh.
Hội thảo đã được ba cơ quan truyền thông đưa tin là đài truyền hình Hà Nội, VTC 6 và Phật sự online. Toàn bộ kết quả của Hội thảo đã được tổng luận lại và đăng ở dưới đây.
các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo cùng giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh THát
các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo cùng giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh THát
BÁO CÁO TỔNG LUẬN HỘI THẢO
VAI TRÒ CỦA CHÙA THƯA TRONG HỆ THỐNG
 CHÙA THỜ QUỐC SƯ TỪ ĐẠO HẠNH
 
Kính thưa các quý vị đại biểu, các nhà khoa học và đại diện các Tự viện!
          Như vậy là trong vòng gần 4 tiếng không nghỉ, với 11 bài tham luận của các nhà khoa học ở các lĩnh vực Phật học, Lịch sử, Tôn giáo, Văn hóa dân gian, Hán nôm học và 05 ý kiến đóng góp của đồng chí Nguyễn Hữu Oanh nguyên phó ban tôn giáo chính phủ; TS. Phạm tiến Dũng trưởng ban tôn giáo thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Quảng Dũng (ủy viên hội đồng trị sự giáo hội phật giáo); TS. Nguyễn Xuân Diện; Thiếu tướng, PGS,TS Trần Quyết Tiến… đã cho thấy một lượng thông tin khá nhiều về chủ đề chính của hội thảo.
Thay mặt đoàn chủ tịch điều hành hội thảo tôi xin tổng luận lại những nội dung của hội thảo như sau:
1. Hội thảo đã làm rõ được có sự hiện diện thực thể của ngôi chùa Thưa trong quá khứ với tên chữ là “Cổ Sơn Tự” và mối liên hệ gắn bó chặt chẽ hữu cơ giữa chùa Cổ Sơn với nhân vật Từ Lan (Từ Lang, Từ Nương, Từ Thị) với  chùa Nền (Đản Cơ Tự) và chùa Láng (Chiêu Thiền Tự) qua các tham luận của GS.TS. Lê Mạnh Thát, TS. Nguyễn Ngọc Mai, GS.TS. Đinh Khắc Thuân. PGS. TS Bùi Xuân Đính; Nhà nghiên cứu Nguyễn Khải; nhà tu hành Thích Minh Thuận…
2. Bài tham luận của GS.TS. Lê Mạnh Thát đã cung cấp các chứng cứ lịch sử và luận chứng về Đản Cơ Tự (Chùa nền) là nơi thờ cha mẹ của Lý Thần Tông ( tức cha đích Sùng Hiền Hầu) chứ không phải là nơi thờ ông bà Từ Vinh (cha đẻ của Quốc sư Từ Đạo Hạnh). Tại đây còn lưu giữ nhiều bằng chứng cho thấy là nơi thờ vua Lý Thần Tông và là nơi nhà cũ của vua như chuông đồng, bia đá. Đặc biệt minh văn trên hai quả chuông đã ghi nhận chùa Nền là nơi nhà cũ của vua (Lý Thần Tông cố trạch). Điều này cũng trùng khớp với các thông tin cho rằng Đồng Bụt (xã Phục Lạc, huyện Quốc Oai) mới là quê gốc của Thánh Láng.
3. Hội thảo cũng nêu rõ được vị thế của chùa Thưa trong mối quan hệ hữu cơ với các chùa khác thờ Thánh Láng, và đặc biệt là ý nghĩa giáo dục của Lễ Hội chùa Láng khi có sự tham gia hiện diện của chùa Thưa trong quá khứ (khi lễ hội chùa Láng tổ chức bao giờ cũng có lễ lên chùa Nền và chùa Thưa để thực hiện nghi thức tạ lễ cha mẹ và chị gái). Chính nghi thức này là thông điệp có ý nghĩa giáo dục lớn về đạo làm con, làm em và làm người mà lễ hội Thờ Đức Thánh Láng và người xưa đã thể hiện và muốn gửi gắm cho hôm nay và mai sau. Vì thế sự mất mát về vị thế của chùa Thưa trong nhiều năm qua về mặt thực thể dẫn đến sự khiếm khuyết của lễ hội chùa Láng và chưa thể hiện được thông điệp giá trị giáo dục này.
 4. Hội thảo cũng đã làm rõ thân thế, sự nghiệp của bà Từ Nương không chỉ trên phương diện sắc phong mà còn cung cấp các cứ liệu lịch sử quý giá về danh xưng, vị trí của bà trong triều Lý với chức Thị Đô Phụng nữ (đứng đầu và quản lý các cung nữ, thị tỳ trong cung). Nhờ vị thế đó của bà mà Từ Nương mới có thể hiệp sức, trợ giúp cho Từ Đạo Hạnh trong sự kiện chặn đứng âm mưu định thác thai vào  hậu cung nhà Lý nhằm thao túng triều đình, phá rối chánh pháp của Giác Hoàng  dưới triều Lý Nhân Tông để rồi có sự hóa thân của Từ Đạo Hạnh thành hoàng tử Dương Hoán (tức vua Lý Thần Tông) sau này.
5. Trên cơ sở những tư liệu lịch sử, bi kí, minh văn mà 11 bài tham luận của các nhà khoa học đã cung cấp…và các ý kiến phát biểu của những người có trách nhiệm, tâm huyết tại hội thảo, đề nghị giáo hội, các cơ quan chức năng có liên quan, và đặc biệt là Viện khoa học công nghệ giao thông, Bộ giao thông, các cơ quan văn hóa, chính quyền địa phương nên cân nhắc xem xét về giá trị lịch sử, văn hóa, phật giáo của di tích chùa Thưa và công lao của Từ Nương mà tạo điều kiện để phục hồi lại Cổ Sơn Tự cho xứng đáng với tầm vóc của nó. Cũng như nối liền mạch văn hóa hệ thần Thánh Láng của vùng địa văn hóa Láng (Yên Lãng) độc đáo này của Quận Đống đa nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
 
Hà Nội, 12h ngày 25/9/2023
TS. Nguyễn Ngọc Mai
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

triết lý nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Triết lý nhân sinh trong  tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương * Thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam là một diễn trình lịch sử truy tìm về cội rễ             Thờ cúng Hùng vương cho đến nay đã trở nên quá quen thuộc với người Việt Nam, vấn đề...

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,764
  • Tháng hiện tại57,242
  • Tổng lượt truy cập6,690,746
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây