Bà chúa tằm tang Tây Lăng/ Năng

bà chúa tằm tang

 00:17 30/04/2018

cho đến nay vẫn còn nhiều miếu, đền, chùa dọc khu vực triền sông Đáy, nằm trên địa phận các huyện Quốc Oai, Hoài Đức thờ bà chúa nghề tằm tang. Mặc dù người dân nơi đây đều không còn giữ được nghề, nhưng ký ức về lễ hạ điền tang vẫn được một số cụ già còn nhớ. Chỉ tiếc rằng bà chúa là ai, thân thế, sự nghiệp thế nào cho đến nay vẫn là câu hỏi ngỏ chưa có lời giải đáp.

pho tượng bằng đá xanh tạc Tuyên Phi Đặng Thị Huệ

Tuyên phi Đặng Thị Huệ - người đẹp chịu nhiều hàm oan

 23:47 27/03/2018

Tượng thờ tuyên phi Đặng Thị Huệ trước cửa hang Thánh Hóa trên núi Sài sơn - Quốc Oai - Hà Nội
Mặc dù đã viết bài về Tuyên phi Đặng Thị Huệ, với mong muốn bày tỏ quan điểm của cá nhân về người phụ nữ còn đầy oan khốc này và có nhã ý đi tìm dấu tích về người phụ nữ xinh đẹp nhưng mệnh yểu này nhiều lần trong dân gian nhưng vẫn không thấy. Thật may mắn khi trên đường đi tìm dấu tích của bà chúa Tây Năng , tôi lại thấy tượng bà chúa Chè được tạc bằng đá xanh thờ phụng ngay tại cửa hang thánh hóa chùa Thầy. Tại đây dân gian vẫn gọi nàng với cái tên thân thương là Bà Chúa Chè ( tương truyền khi còn sống người đẹp phủ chúa rất thích dùng trà xanh - món nước uống dân gian).  Nhưng vẫn chưa rõ tại sao nàng lại được thờ trên cửa hang Thánh hóa chứ lại không phải ở quê hương Kinh Bắc, hay trong xứ Thanh nơi có lăng tẩm của chúa Trịnh Sâm chồng nàng. Phải chăng người dân Sài Sơn có ân nghĩa gì đây với bà chúa chè. Hỏi nhanh qua mấy người thuyết minh thì được biết đương thời khi nàng còn sống, chính Tuyên Phi đã cúng dường khá nhiều tiền bạc để giúp nhân dân làng Sài sơn trùng tu tôn tạo chùa Thầy. Vì lẽ đó dân làng nhớ ơn và tạc tượng nàng để thờ.
Tượng không to lớn, khiêm nhường nhỏ bé nhưng quả thực là được bàn tay nghệ nhân chăm chút tới từng chi tiết. Vẫn nét mặt xinh đẹp đài các, bàn tay búp măng vòng phía trước, nếp xiêm y chảy dài mềm mại cho thấy dáng vẻ quý phải của một người phụ nữ từng một thời làm khuynh đảo phủ chúa, bên cạnh khuôn mặt còn được khắc mấy hàng chữ nho. Điều rất thù vị ở chỗ là tượng Tuyên Phi lại đặt ngang cùng tượng bà chúa Mường bằng đá trắng. Hai bà chúa, một Việt, một Mường. Không biết  dân gian vô tình hay hữu ý mà làm thành cặp Việt - Mường ngay tại cửa hang Thánh Hóa.

Quá trình đào tạo của TS Nguyễn Ngọc Mai

Bậc đào tạo Tên cơ sở đào tạo Chuyên ngành Năm tốt nghiệp  Đại học  Đại học tổng hợp  Dân học học  1994  Thạc sỹ  Viện nghiên cứu văn hóa,Viện Hàn lâm KHXHVN  Văn hóa dân...

Báo thể thao và văn hóa phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Mai
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy nội dung của trang web KhaiTue.Edu.Vn của TS Nguyễn Ngọc Mai như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay102
  • Tháng hiện tại52,710
  • Tổng lượt truy cập6,623,555
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây